Lưu ý 5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô mà tài xế không được phép 'làm ngơ' - Tài Liệu Tin Học Văn Phòng

Latest

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Lưu ý 5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô mà tài xế không được phép 'làm ngơ'

Lưu ý 5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô mà tài xế không được phép 'làm ngơ'


Lưu ý 5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô mà tài xế không được phép 'làm ngơ'

Posted:

Có thể bạn chưa biết, trong sách hướng dẫn của các nhà sản xuất ô tô đã ghi đầy đủ các bộ phận và linh kiện có mốc thời gian để bảo trì cụ thể hay thay mới. Mặc dù vậy, có một số chi tiết trên xe rất dễ bị hỏng hóc do yếu tố vật lý hay thời tiết, chủ xe cần có cách chăm sóc và bảo dưỡng các bộ phận này kỹ hơn để không mất quá nhiều tiền vào chi phí sửa chữa cũng như bảo đảm an toàn. 

Lốp và la-zăng

Lốp xe là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với mặt đường nhiều nhất. Chính vì vậy, chỉ cần trên mặt đường có vật cản, gây bất lợi, lốp xe là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên. Với những tình huống lái xe cẩu thả như không giảm tốc ở ổ gà, lao chéo lên vỉa hè để đỗ xe hoặc tránh đường không cẩn thận,… thì rất dễ làm lốp bị hư tổn nghiêm trọng. 

La-zăng cũng là một bộ phận dễ bị hỏng hóc, nếu có va chạm mạnh ở bánh xe thì la-zăng cũng rất dễ bị méo, gây nên hiện tượng bị rung khi đi ở dải tốc độ cao.

Giải pháp: Để tránh tình trạng này, tài xế cần bơm đủ áp suất lốp theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, không để lốp non gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, giảm tuổi thọ và khiến xe mất ổn định. Lốp xe quá căng cũng làm giảm khả năng ma sát giữa lốp xe và mặt đường, giảm hiệu quả phanh, trơn trượt khi nguy hiểm khi trời mưa, dễ nổ khi trời nắng. 

Thêm một lưu ý, các bác tài cần phải biết Kỹ thuật đảo lốp cứ sau khoảng 10.000 km một lần. Và cũng tiến hành cân bằng lại độ chụm của các góc bánh xe mang lại sự cân bằng, tránh tình trạng rung lắc. Khi lốp xe bị mòn hết hoa hoặc tài xế đi được quãng đường 20.000-25.000km hoặc từ 2-3 năm dù chưa đạt số km thì vẫn nên thay lốp mới. 

Đèn ô tô

Đèn ô tô có chức năng chiếu sáng và phát ra các tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện phía sau tham gia giao thông tránh khỏi những va chạm không cần thiết. Sau một thời gian sử dụng, bóng đèn ô tô cũng dễ bị hư hỏng bởi các các va đập mạnh, thường di chuyển trên những cung đường xấu, hay bị chập điện. 

Giải pháp: Theo kinh nghiệm chăm sóc xe ô tô của tài già, tài xế nên kiểm tra hệ thống đèn ô tô (trung bình 6 tháng/lần) để đảm bảo an toàn, bảo dưỡng ắc quy và hạn chế di chuyển vào những đoạn đường xấu. 

Trường hợp bóng ở bên phía người lái bị cháy sẽ rất nguy hiểm vì khó nhìn được xe đối diện. Nếu không mang theo bóng đèn dự phòng, tài xế nên chuyển sang sử dụng bóng đèn phụ.

Cần gạt nước

Chức năng của cần gạt nước là giúp cho phần kính lái trước hoặc sau luôn sạch sẽ, qua đó bảo đảm tầm nhìn cho tài xế trong mọi điều kiện thời tiết. Ở điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như nước ta, cần gạt cũng là 1 trong 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô, do được cấu thành từ nhiều chất liệu cao su và thường xuyên bị ma sát. 

Dấu hiệu nhận biết cần gạt nước hỏng là có các triệu chứng sau: xuất hiện các vệt sọc hoặc vệt nằm ngang trên kính; bỏ qua một số khu vực trong tầm hoạt động; bị rung hoặc phát ra tiếng động khi hoạt động.

Giải pháp: Đối với bộ phận này, các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra cần gạt nước sau khoảng từ 12-18 tháng, thay mới nếu phát hiện hư hỏng. 

Gioăng kính cửa sổ

Nhiều người cho rằng gioăng kính ô tô là bộ phận không quan trọng nên lơ là không chăm sóc. Tuy nhiên, gioăng kính ô tô có 5 tác dụng rất hữu ích: tăng độ chống ồn; giúp xe kín hơn chống bụi, nước; chống trầy mép cửa; giúp đóng cửa êm hơn. 

Gioăng kính ô tô nếu để ở trong điều kiện thời tiết thuận lợi có thể sử dụng từ 7-10 năm, nhưng trường hợp này là rất ít. Gioăng cửa được làm từ chất liệu bằng cao su nên chúng bị lão hóa rất nhanh, dẫn đến hiện tượng bị nứt, gãy. Khi gioăng bị hỏng sẽ khiến cửa không được khép kín, làm giảm khả năng chống ồn của xe. 

Giải pháp: Thường xuyên tiến hành lau chùi nội thất ô tô, khi bụi bám nhiều thì nên hạn chế việc lên, xuống kính để tránh bụi chui vào sau bên trong và cũng làm kính cửa sổ bị trầy xước. Hiện nay có nhiều sản phẩm chăm sóc gioăng cửa ô tô giúp tiêu diệt nấm mốc cũng như hạn chế được hiện tình trạng nứt gãy. 

Sơn vỏ ô tô

Cũng giống như các chi tiết khác, sơn vỏ ô tô cũng rất dễ bị bạc màu theo thời gian. Thông thường sơn ô tô duy trì màu sơn tốt nhất trong 5 năm đầu tiên. Kể từ sau đó, sơn sẽ bắt đầu có dấu hiệu của sự xuống cấp như bạc màu, nứt nẻ. 10 năm tiếp theo, sơn xe gặp vấn đề xuống cấp nặng nề hơn, biểu hiện là sự bong tróc bề mặt.

Giải pháp: Sau khi mua xe mới, nhiều người thường phủ sơn ceramic và phủ gầm. Chất phủ nano hay ceramic loại tốt có tác dụng như "một lá sen'' giúp ngăn ngừa sự bám dính của bụi bẩn giúp bảo vệ độ bóng và chống xước cho xe. Bên cạnh đó, việc phủ gầm xe ô tô cũng cần thiết nhằm giúp chống rỉ sét gầm, mọt gầm…

Adblock test (Why?)

5 sai lầm nhiều người thường mắc phải khi mua xe lần đầu tiên

Posted:

Việc mua một chiếc ô tô không nên đưa ra quyết định trong tích tắc, vì đây là một khoản đầu tư tài chính lớn đối với hầu hết các gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người mua còn mua xe theo "cảm tính" mà không cân nhắc theo nhu cầu sử dụng thực tế.

Đó là lý do tại sao chúng tôi liệt kê những sai lầm cơ bản của những người mua xe lần đầu để giúp người mua biết trước được một số điều cần tránh để đưa ra lựa chọn sáng suốt. Dưới đây là 5 điều người mua cần tránh khi mua xe lần đầu:

Không đưa ra quyết định sáng suốt

Nhiều người mua quyết định mua xe dựa trên cảm tính, tức là thấy thích một chiếc xe nên mua mà không cân nhắc liệu chiếc xe có phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình không? Trừ khi vấn đề tài chính không phải là gánh nặng của bạn, còn không bạn vẫn phải cân nhắc đến tần suất sử dụng, thói quen sinh hoạt, đường sá trước khi đặt bút ký hợp đồng mua xe.

Bên cạnh đó, các kiến thức về ô tô có thể đúng ở quá khứ nhưng chưa chắc đúng ở thời điểm hiện tại. Công nghệ ô tô liên tục phát triển và ô tô cũng nằm trong xu hướng đó. Vì vậy, trước khi mua xe, người mua nên cập nhật các kiến thức về ô tô.

Đọc tin tức, các bài viết, đánh giá và so sánh xe để đánh giá chính xác được loại xe và mẫu xe cần mua. 

Không lái thử

Lái thử khi mua xe là điều vô cùng cần thiết. Qua đây, người mua có thể đánh giá được khả năng vận hành và cảm giác của chiếc xe. Cảm giác của vô lăng, độ thoải mái của ghế lái, độ nhạy của chân ga chỉ là một vài yếu tố phụ thuộc sở thích của người lái.

Lái thử xe để cảm nhận khả năng vận hành và độ thoải mái.

Bạn không thể dễ dàng đánh giá những điều này chỉ bằng cách nhìn vào hình ảnh hoặc đọc một bài báo về chiếc xe. Liên hệ với các đại lý để đặt lịch lái thử, tốt hơn hết nên đi vào buổi chiều và giờ hành chính để nhân viên có thể tư vấn kỹ hơn. 

Bỏ qua chi phí nuôi xe

Ngay cả khi bạn có đủ tiền mua xe thì cũng không nên mua ngay. Người mua cần cân nhắc các chi phí bao gồm chi phí lăn bánh và chi phí nuôi xe hàng tháng.

Phí lăn bánh bằng một khoản cộng thêm từ 10-12% giá trị của xe, gồm: phí đăng kiểm, phí trước bạ, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí biển số. Chi phí nuôi xe gồm: phí xăng dầu, phí gửi xe, phí qua trạm, phí chăm sóc bảo dưỡng,..

Mua xe một cách bốc đồng có thể dẫn đến hối tiếc nhất về sau. Nhiều chủ xe chấp nhận bán rẻ xe sau khi sử dụng được một vài tháng, điều này lãng phí cả thời gian và tiền bạc. 

Bỏ qua chi phí chăm sóc bảo dưỡng

Mua xe mới thì không cần quan tâm quá nhiều đến chi phí bảo dưỡng. Nhưng nếu bạn mua một chiếc xe cũ lần đầu thì chi phí này cần được "đặt lên bàn cân". Vì chi phí đại tu máy móc, hộp số, khung gầm còn có khi lớn hơn tiền mua xe. 

Khi mua xe cũ, chi phí chăm sóc bảo dưỡng cũng phải cần tính tới.

Kinh nghiệm mua xe cũ là: Không mua các loại xe có tuổi đời sâu hơn 4 năm; Không mua xe đã bị đại tu hộp số, động cơ; Không mua các loại xe độ đã can thiệp vào khả năng vận hành; Không mua các loại xe dịch vụ, xe ngân, xe Lào; Tránh xa các loại xe không có giấy tờ rõ ràng.

Đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu

Sai lầm của nhiều người là quá chú tâm đến các công nghệ và các option trên xe mà không xem trọng đến khả năng vận hành và các yếu về mặt cơ khí. Chúng ta phải thừa nhận rằng, ngay cả khi sở hữu xe, nhiều người còn không sử dụng hết các công nghệ và các tiện ích trên xe, thậm chí chúng còn thừa thãi và không phù hợp với điều kiện vận hành ở Việt Nam. 

Ô tô là tập hợp những thành phần cơ khí bao gồm hệ thống khung gầm, hộp số, động cơ,... Đây vẫn là yếu tố chính, công nghệ hay các trang bị chỉ bổ trợ cho khả năng vận hành và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người lái.

Adblock test (Why?)

Hướng dẫn chi tiết lái xe số tự động qua hình ảnh

Posted:

Hướng dẫn chi tiết lái xe qua hình ảnh trên xe số tự động

 

1. Ngồi thoải mái trên xe

Ngồi trên ghế thoải mái.

Điều chỉnh ghế sao cho chân bạn chạm tới cả hai bàn đạp

Bạn có thể điều chỉnh ghế của mình về phía trước và phía sau, cũng như lên và xuống sao cho ngồi thoải mái nhất, chân chạm tới 2 bàn đạp của xe. Một số xe ô tô sẽ có điều khiển điện tử (thường ở bên trái ghế), trong khi những chiếc xe cũ hơn thường có một lẫy bên dưới ghế cho phép bạn điều chỉnh ghế ngồi.

Làm quen với bàn đạp chân.

Làm quen với bàn đạp chân

Trong xe số tự động, chỉ dùng chân phải phải để điều khiển cả chân phanh và chân ga. Bàn đạp ngoài cùng bên phải dùng để điều khiển chân ga, khi đạp ga thì chiếc xe sẽ di chuyển tiến về phía trước,càng đạp sâu thì xe di chuyển càng nhanh. Bàn đạp bên trái, thường lớn hơn là bàn đạp phanh, rà phanh là xe sẽ từ từ dừng lại. 

  • Ngay cả khi bạn cảm thấy sử dụng chân trái tự tin hơn và hãy luôn sử dụng chân phải để điều khiển xe. Ban đầu sẽ cảm thấy kỳ lạ nếu bạn thuận chân trái, nhưng đây là kỹ năng vô cùng quan trọng vì đây là kỹ thuật phù hợp và an toàn hơn nhiều. 

  • Không được dùng cả hai chân cùng một lúc để điều khiển xe.

Điều chỉnh gương

Điều chỉnh gương.

Bạn phải hiểu rõ vai trò của từng chiếc gương. Gương chiếu hậu cho phép nhìn trực tiếp thông qua kính chắn gió phía sau, 2 gương bên cho phép tài xế quan sát 2 bên và quan sát các vùng điểm mù.

Biết sử dụng phanh tay 

Phanh tay.

Khi phanh tay được kéo lên giúp khóa xe trên mặt đất và đảm bảo chiếc xe không di chuyển. Khi phanh được hạ xuống thì xe có thể tự do di chuyển. Các bài tài mới lái xe nên chú ý là kéo phanh tay khi dừng xe khu vực có độ dốc nghiêng lớn. 

Chuyển xe sang chế độ lái phù hợp

Chuyển sang chế độ lái phù hợp.

Dưới đây là các chế độ lái trên xe số tự động mà bạn cần ghi nhớ: 

Ký hiệu trên cần điều khiển số hộp số tự động

  • P (Park) - chế độ đỗ xe - sử dụng khi dừng đỗ xe lâu

  • R (Reverse) - Số lùi - dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe

  • N (Neutral) - chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số - sử dụng khi cần kéo xe cứu  hộ

  • D (Drive) - Số tiến - dùng để xe di chuyển về phía trước

Cần chuyển số thông thường trên xe số tự động.

 Ký hiệu chế độ điều khiển số tay trên xe hộp số tự động (tuỳ dòng xe, thương hiệu có cách ký hiệu khác nhau):

  • M (Manual) - Chế độ số tay - có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc

  • S (Sport) - Chế độ lái thể thao

  • +/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng - giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số

  • D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3) - Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3

  • L, L1, L1 (Low) - Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn. Bạn có thể chọn xe số tiến (D) hay lùi (R) tùy vào trạng thái mà bạn đang đỗ xe.

- Nếu bạn đang lái xe về phía trước, chuyển số sang số D.

- Nếu bạn đang muốn lùi xe hoặc lùi xe ra khỏi điểm đỗ thì chọn (R).

- Nếu bạn đang lùi xe, đầu tiên hãy kiểm tra gương chiếu hậu, đặt tay lên ghế hành khách và quay đầu sang phải để nhìn về phía sau.

Hiểu ý nghĩa của các biểu tượng cơ bản trên bảng điều khiển

Các biểu tượng cơ bản cần phải ghi nhớ trên bảng táp-lô.

Các biểu tượng cơ bản cần phải ghi nhớ trên bảng táp-lô.

Các loại đồng hồ này hiển thị cho người lái biết, động cơ còn lại bao nhiêu nhiên liệu, tốc độ xe đang chạy, động cơ nóng như thế nào và bao nhiêu RPM (vòng quay mỗi phút) mà động cơ đang chạy.

  • Đồng hồ tốc độ trên bảng điều khiển là quan trọng nhất trên xe ô tô. Nó sẽ cho bạn biết là xe bạn đang chạy nhanh như thế nào, bao nhiêu km/h.

  • Máy đo RPM cho bạn biết động cơ hoạt động mạnh như thế nào. Hầu hết các đồng hồ đo RPM sẽ có các vùng màu đỏ bắt đầu từ 6.000 hoặc 7.000 RPM. Khi RPM đi vào vùng màu đỏ, thì bạn nên giảm tốc độ. 

  • Đồng hồ đo nhiên liệu cho bạn biết, còn lại bao nhiêu nhiên liệu trong bình xăng. Nó thường có mặt số, giống như kim đồng hồ di chuyển giữa "F" (Full: đầy) và "E" (Empty: trống). Một số xe hiện đại có đồng hồ đo nhiên liệu kỹ thuật số.

  • Đồng hồ đo nhiệt độ trong xe cho bạn biết liệu động cơ xe của bạn có quá nóng hay không. Nó thường có một mặt số di chuyển giữa "H" và "C," báo hiệu "nóng" và "lạnh".

2. Làm quen với những điều cơ bản

Thắt dây an toàn

Thắt dây an toàn.

Ở hầu hết các nước trên thế giới, thắt dây an toàn là điều bắt buộc. Việc thắt dây an toàn giúp giảm thiểu các chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong nếu có tai nạn xảy ra. 

Luôn luôn khởi động xe với chân trên phanh

Luôn khởi động xe với chân trên phanh.

Khi bạn khởi động xe, nếu chân không giữ ở trên phanh, xe của bạn sẽ từ từ di chuyển về phía trước. 

Bật động cơ và nhả phanh tay nếu cần thiết

Lắp chìa khóa vào ổ.

Đặt chìa khóa vào ổ khóa, vặn chìa khóa theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý ở những mẫu xe mới, có tính năng đề nổ Start/Stop giúp đơn giản hóa việc khởi động xe.

Học cách lùi xe.

Nếu xe của bạn đang đỗ trong bãi đỗ xe hoặc bên đường, rất có thể bạn sẽ cần phải lùi xe ra để bắt đầu lái xe. Bạn có thể học theo các bước sau đây: 

  • Cài xe số R  (Reverse: lùi) và kiểm tra lại . Nếu xe của bạn không ở số R, xe của bạn sẽ không thể lùi được. 

  • Nhìn qua vai và quay đầu lại để có cái nhìn toàn cảnh về không gian phía sau.

  • Từ từ rút chân ra khỏi chân phanh và không đặt chân lên chân ga. Chiếc xe sẽ lùi về phía sau nếu bạn không đặt chân lên chân phanh. 

  • Hãy nhớ rằng xe của bạn đang bị "đảo ngược" trong chế độ R. Khi lái xe về phía trước, nếu bạn quay tay lái sang phải, xe của bạn cũng sẽ rẽ sang phải, và ngược lại. Điều này là do bánh xe của bạn quay theo cách đó. Khi đi ngược chiều, quay vô lăng sang phải sẽ khiến xe bạn rẽ sang trái, trong khi quay vô lăng sang trái sẽ khiến xe bạn rẽ sang phải. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn lùi xe.

  • Sử dụng phanh bất kỳ khi nào bạn nhận thấy cần giảm tốc độ. Nhấn chân nhẹ nhàng nhưng giữ chắc chắn vào bàn đạp phanh để giảm tốc độ xe nếu cần thiết.

Sẵn sàng lái xe

Sẵn sàng lái xe.

Đặt chân lên bàn đạp phanh, đẩy cần gạt về D để xe có thể bắt đầu di chuyển về phía trước và sau đó rời chân khỏi bàn đạp chân phanh. Từ từ nhấn bàn đạp chân ga để đưa xe di chuyển về phía trước. Tăng tốc cho đến khi bạn đạt đến giới hạn tốc độ, sau đó rời chân khỏi chân ga, di chuyển qua bàn đạp phanh trong trường hợp cần giảm tốc độ.

Giữ hai tay ở vị trí "9h và 3h"

Cầm vô lăng chính xác.

Hãy tưởng tượng rằng vô lăng là một chiếc đồng hồ. Đặt tay trái của bạn vào vị trí số 9 trên đồng hồ và tay phải của bạn là số 3. Đặc biệt đối với người mới bắt đầu, đừng cố cầm vô lăng chỉ bằng một tay, vì có nhiều khả năng bạn sẽ mất kiểm soát xe, điều này có thể gây ra tai nạn.

Sử dụng đèn nháy (còn được gọi là xi-nhan hoặc đèn báo rẽ)

Sử dụng đèn báo rẽ.

Sử dụng đèn báo rẽ khi cần thiết. Chúng thực sự quan trọng khi lái xe vì chúng báo hiệu cho những chiếc xe khác biết rằng bạn muốn chuyển làn hoặc rẽ theo một hướng cụ thể. Công tắc đèn nháy nằm ở bên trái tay lái. Gạt lên nếu bạn muốn rẽ phải (để chuyển hoặc chuyển làn sang phải) hoặc gạt xuống nếu bạn muốn rẽ trái (để chuyển hoặc chuyển làn sang trái).

Học quay xe

Quay xe.

 Nếu bạn chỉ cần quay xe nhẹ, xoay vô lăng theo hướng bạn muốn đi nhưng hãy cố gắng giữ tay ở vị trí 9 và 3.

  • Nếu bạn đang thực hiện một bước ngoặt khó hơn, hãy sử dụng phương pháp "bắt chéo tay". Nếu bạn muốn rẽ phải, hãy xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ. Xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ, dẫn bằng tay phải. Khi tay phải của bạn đến vị trí 4h hoặc 5h, thả nó ra và bắt chéo qua tay trái của bạn. Nắm chặt lại vô lăng và tiếp tục quay.

Chuyển làn đường đúng cách

Chuyển làn đường đúng cách.

Khi lái xe trên đường, chắc chắn bạn phải học cách chuyển từ làn này sang làn khác. Nhưng bạn nên nhớ thông báo cho các tài xế khác biết được ý định của bạn. Dưới đây là một số lưu ý khi chuyển làn đường: 

  • Bật xi-nhan trước ít nhất 2 giây trước khi chuyển làn đường. 

  • Nhanh chóng quét gương của bạn và nhìn qua vai để kiểm tra xem có chiếc xe nào trong điểm mù của bạn không.

  • Từ từ di chuyển xe vào làn đường khác. Xoay tay trên vô lăng một chút để thay đổi làn đường. Nó chỉ là một chuyển động rất nhẹ của bánh xe; như hầu hết các xe hiện đại được trang bị tay lái trợ lực. Sẽ mất khoảng từ một đến ba giây để bạn thay đổi làn đường. 

Giữ khoảng cách an toàn với các tài xế khác

Giữ khoảng cách an toàn với các tài xế khác.

Theo kinh nghiệm lái xe, khoảng cách xe ô tô của bạn với xe phía trước sẽ tùy thuộc vào tốc độ mà bạn đang di chuyển. Thường sẽ trong khoảng từ 2 - 5 giây. 

Xem thêm: Hướng dẫn lái xe số tự động từ A-Z cho người mới bắt đầu

3. Các nguyên tắc lái xe

Lái xe phòng thủ

Lái xe phòng thủ.

Lái xe phòng thủ là một khái niệm rất quan trọng mà quá nhiều tài xế không biết hoặc không hiểu. Lái xe phòng thủ giúp bạn tiết kiệm tiền, đảm bảo trải nghiệm lái xe thú vị và quan trọng nhất là giúp bạn lái xe an toàn. Lái xe phòng thủ là một thuật ngữ được hiểu như sau: 

  • Đừng cho rằng những người tham gia giao thông khác sẽ tuân thủ các quy tắc giao thông và thận trọng khi lái xe. Không phải ai tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Do vậy, bạn phải chú ý quan sát khi đi dừng xe ở đèn đỏ, khi xi-nhan chuyển hướng...

  • Tránh xa những điều mà bạn cảm thấy nguy hiểm. Ví dụ, vượt qua xe tải cẩn thận, nếu không, bạn chấp nhận đi sau xe tải và giữ khoảng cách an toàn. Hoặc nếu gặp tài xế say rượu tuyệt thì đối không nên cố vượt qua. 

  • Sử dụng tất cả các giác quan của bạn để nhận thức những gì đang xảy ra trên đường.

Lái xe chậm ở làn bên phải, lái xe nhanh ở làn bên trái

Chậm ở làn bên phải nhanh ở làn bên trái.

Trên đường cao tốc, các làn ngoài cùng bên trái thường được dành cho tài xế muốn tăng tốc hoặc muốn vượt, các làn bên phải cho các tài xế muốn di chuyển chậm. 

3. Vượt xe ở làn bên trái

Vượt ở làn bên trái.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên vượt xe khác ở làn bên trái. Ghi nhớ: lái xe bên phải, vượt qua bên trái.

  • Không bao giờ vượt qua một chiếc xe tải bên phải. Xe tải có kích thước lớn hơn nhiều, điều đó có nghĩa là điểm mù của chúng cũng lớn hơn. Xe tải thường đi ở làn ngoài cùng bên phải và chuyển làn sang bên phải, hiếm khi chuyển làn sang bên trái.

Tuân thủ các giới hạn tốc độ

Tuân thủ giới hạn tốc độ.

Bạn nên tuân thủ các biển báo giới hạn tốc độ trong khu đô thị, trên đường cao tốc... để tránh vi phạm Luật giao thông đường bộ. Chú ý tài xế không nên vượt quá tốc độ cho phép lớn hơn 5km/h. Ví dụ, nếu tốc độ giới hạn là 50km/h, thì bạn không thể vượt quá 55km/h. 

4. Nắm vững các kỹ thuật lái xe nâng cao

Học cách đỗ xe song song

đỗ xe song song.

Đỗ xe song song là khi bạn phải lùi xe vào một chỗ đậu xe chật, thường là một thao tác rất phức tạp.

Nhập làn đúng cách

Nhập làn đúng cách.

Việc sáp nhập vào đường khó khăn, đặc biệt là các tài xế mới chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô. Điều quan trọng cần làm ở đây là tăng tốc đủ và đánh giá xem bạn có đi đủ nhanh để đảm bảo an toàn giữa hai xe hay không.

Sử dụng bùng binh

Lái xe qua bùng binh.

Tài xế cần quan sát cẩn thận khi lái xe qua bùng binh. Chú ý, khi lái xe để chuyển hướng qua bùng binh tài xế cần xi-nhan hai lần. 

Học lái xe lên xuống dốc

Học lái xe lên xuống dốc.

Lái xe lên dốc có thể là một thách thức, đặc biệt nếu bạn đang lái xe số sàn. Nắm vững nguyên tắc lái xe lên xuống dốc để đảm bảo an toàn giao thông.

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét