5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục - Tài Liệu Tin Học Văn Phòng

Latest

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục

5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục


5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục

Posted:

Việc chăm sóc bảo dưỡng xe thường xuyên chính là bí quyết để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc cũng như tai nạn. Trên thực tế, hiện tượng ô tô không thể tăng tốc, tăng thiếu ga là hiện tượng thường gặp trên các dòng xe cũ, chia ra 3 nguyên nhân chính sau đây: 

  • Các vấn đề về liên quan đến kỹ thuật: tắc thiết bị lọc nhiên liệu, lọc gió quá bẩn, ống xả tắc nghẽn, áp suất thấp…
  • Những hư hỏng liên quan đến các loại cảm biến của xe.
  • Các trục trặc về bộ truyền động: bộ phận đánh lửa hoạt động kém, ống dẫn nguyên liệu có vấn đề, kim phun xảy ra hỏng hóc. 

I. Các nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt hơi

Bộ ly hợp gặp trục trặc

Đến 90% sự cố liên quan đến việc chiến xe không thể tăng tốc hoặc tăng tốc không hiệu quả có nguyên nhân từ chân ga. Khi chân ga không phối hợp chuẩn xác cùng với bộ truyền động sẽ làm cho xe gặp vấn đề về tăng tốc. 

Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do bàn đạp ly hợp bị mòn hoặc ly hợp thiếu dầu. Cả khi dầu ly hợp thiếu hay thừa đều ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của chân phanh. Nếu thấy chân phanh lỏng lẻo trong khi động cơ thay đổi tốc độ thì chắc chắn nguyên nhân từ bộ ly hợp. 

Các vấn đề liên quan đến ECU

Lỗi ở bộ điều khiển điện tử (ECU) cũng có thể là nguyên nhân khiến xe của bạn không tăng tốc khi nhấn chân ga. Ví dụ, trong trường hợp cảm biến máy tính có quá nhiều bụi bẩn, điều này khiến máy tính nhầm tưởng rằng xe đang tạo ra nhiều khói quá mức. Phản ứng lại điều này, nó sẽ làm cho động cơ bị mất công suất từ từ, lâu dần gây nên hiện tượng khó tăng tốc. ECU có thể đọc lỗi không chính xác nếu một hoặc nhiều cảm biến không hoạt động bình thường. 

Bộ lọc nhiên liệu bị tắc

Khi di chuyển trên đường cao tốc, lái xe thường phải tăng tốc lên cao, lúc này động cơ cần một lượng nhiên liệu lớn. Nếu động cơ không tăng tốc nhanh được, nhiều khả năng do nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ.

Nguyên nhân có thể là do bị tắc bầu lọc nhiên liệu hay lưới lọc nhiên liệu dưới bình xăng. Cách khắc phục lúc này là tài xế phải thay mới hoặc hút hết cặn trong bình xăng ra. 

Ngoài ra còn có nguyên nhân bơm nhiên liệu bị yếu hay không đủ nhiên liệu vào chế hòa khí hoặc vòi phun khi động cơ tăng tốc. Lý do thường do bơm đã hỏng, không hoạt động. Xử lý vấn đề này bằng cách nối thiết bị này vào đường ống nhiên liệu. Sau đó, cho bơm hoạt động và kiểm tra áp suất hiển thị, nếu áp suất không đạt tiêu chuẩn của hãng nên thay bơm mới.

Tắc ống dẫn nhiên liệu cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng xe không tăng tốc. Cách khắc phục: Kiểm tra đường dẫn nhiên liệu từ bình xăng đến động cơ có bị rò rỉ không? Nếu không bị rò rỉ có thể bị tắc bên trong, nên tiến hành vệ sinh ống bằng máy nén khí để thổi sạch các chất bẩn những như cặn bám trên đường dẫn nhiên liệu.

Hỏng dây đai cam 

Khi dây đai trục cam bị hỏng cũng làm xe tăng tốc kém. Khi một răng trên đai dây cam bị mất khiến cho xe bị hụt hơi hoặc trượt khi tăng tốc. Tuy nhiên, ngay cả khi thay mới dây nếu không lắp chính xác cũng khiến xe tăng tốc kém. 

Các hư hỏng liên quan đến bộ phận cảm biến 

- Trục trặc bộ cảm biến trục cam: Vai trò của bộ cảm biến trục cam là thu thập thông tin về tốc độ của trục cam để chuyển dữ liệu tới mô đun. Nhờ vậy, mô đun có sự điều chỉnh hoạt động phun, đốt nhiên liệu sao cho phù hợp. Khi bộ cảm biến trục cam có vấn đề, hoạt động phun, đốt nhiên liệu sẽ bị sai lệch gây ra tình trạng hụt ga.                                                                                                   

-Lỗi cảm biến lưu lượng không khí (MAF Sensor Malfunction – động cơ đốt xăng): Cảm biến lưu lượng không khí sẽ đo lượng không khí được truyền vào động cơ rồi gửi dữ liệu này tới mô đun, mô đun sẽ dựa vào số liệu này để tính toán lượng tải mà động cơ đang chịu. Khi cảm biến này gặp trục trặc, động cơ sẽ bị hụt ga.

- Lỗi cảm biến Oxy-gen : Khi có trục trặc xảy ra với cảm biến oxy, động cơ sẽ khó khởi động, khởi động chậm. Lượng khí thải ra môi trường sẽ rất độc hại vì mô đun điện tử không kiểm soát được chính xác hoạt động điều tiết xả thải. Lý do là bởi cảm biến Oxygen có nhiệm vụ đo lượng khí gas thoát ra ngoài động cơ để cảm ứng điện tử kiểm soát việc xả thải và tính toán tỉ lệ hỗn hợp không khí – nhiên liệu.

II. Cách khắc phục 

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, trong hầu hết các trường hợp chủ xe phải thay mới các bộ phận bị tắc hoặc bị hỏng. Khi gặp các vấn đề phức tạp, chủ xe nên mang xe đến garage chuyên nghiệp để khắc phục. Không nên để tình trạng này quá lâu, vì lâu dần các chi tiết trên xe dễ bị bào mòn và đặc biệt nguy hiểm khi xe không tăng tốc như ý hoặc thiếu sức mạnh khi lên/xuống dốc. 

Adblock test (Why?)

Kỹ thuật quay vô lăng đúng cách: Tưởng đơn giản nhưng dễ mắc sai lầm

Posted:

Cách cầm vô lăng đúng cách

Để đánh lái chính xác thì điều quan trọng nhất là phải cầm vô lăng chính xác. Cầm vô lăng là một trong những kỹ thuật đầu tiên mà tài xế học khi lái xe ô tô. Khi thực hiện đúng động tác, chúng ta sẽ dễ dàng điều khiển và xử lý được các tình hướng, hạn chế được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. 

Kỹ thuật cầm vô lăng chính xác cũng rất quan trọng khi thi bằng lái xe ô tô B1, B2. Nhiều người đã bị trừ điểm vì lỗi cầm vô lăng không đúng cách. Trong khi lái xe, tài xế cần chú ý về tư thế, vị trí cơ thể và cách đặt tay.

Dưới đây là những điều giám khảo đánh giá cao khi cầm lái xe ô tô:

  • Cầm vô lăng đúng ở vị trí 1/4 phía trên (10 và 2, 9 và 3)
  • Bẻ lái chính xác và mượt mà khi vào cua
  • Tránh bắt chéo tay khi rẽ, chuyển hướng

Kỹ thuật đánh lái chính xác

Kỹ thuật bắt chéo tay - Áp dụng ở tốc độ dưới 25km/h

Kỹ thuật đánh lái chéo tay là kỹ thuật đơn giản, hầu như nhiều tài mới đều biết về kỹ thuật này. Về cơ bản, kỹ thuật này sẽ dùng hai tay bắt chéo nhau để kéo vô lăng về phía mong muốn. Mục đích là giúp người lái có góc đánh lái lớn hơn, phù hợp để áp dụng khi lưu thông trong đô thị.

Lợi ích kỹ thuật này là giúp tài xế tận dụng được lực tay nhiều hơn để đánh lái nhẹ nhàng hơn. Theo khuyến cáo, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi tài xế lái ở tốc độ dưới 25km/h, không nên áp dụng khi lái ở tốc độ cao hoặc khi rẽ. Vì hành động này sẽ này sẽ làm giảm khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ và hiệu quả của túi khí.

Kỹ thuật vần vô lăng - Áp dụng khi đánh lái những góc gắt

Kỹ thuật này đòi hỏi khả năng xử lý phức tạp hơn và chỉ nên được áp dụng khi tài xế muốn đánh lái ở những góc cua gắt. Không giống như kỹ thuật bắt chéo tay, kỹ thuật vần vô lăng đòi hỏi người lái phải chuyển tay nhiều hơn. Do vậy, theo kinh nghiệm lái xe của các chuyên gia, người dùng chỉ nên áp dụng kỹ thuật này ở những góc cua gắt.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp tài xế đánh lái sang hai hướng nhưng vẫn kiểm soát xe được tối đa. Lúc này, tay trái vẫn ở bên trái, tay phải vẫn ở bên phải. Vô lăng có thể dễ dàng xoay từ hướng này sang hướng khác mà không cần chéo tay. 

Thao tác thực hiện: Người lái xe đặt tay ở vị trí 10 và 2 giờ theo phương pháp đẩy-kéo. Khi xe rẽ trái, tay ở số 10 kéo vô lăng xuống số 6 trong khi tay phải ở số 2 đẩy vô lăng lên số 12. Khi quay phải, tay phải kéo vô lăng từ vị trí 2 đến 6 giờ trong khi tay trái đẩy vô lăng từ vị trí 10 đến vị trí 12. 

Kỹ thuật đánh lái khi lái xe ở tốc độ cao.

Ưu điểm của kỹ thuật này là khắc phục nhược điểm của kỹ thuật bắt tay chéo. Giúp tài xế đánh lái mượt hơn khi đi ở tốc độ cao, định hướng xe chính xác hơn và không phải dùng nhiều lực khiến tay vì điều này làm mói tay khi lái xe đường dài.

Quay vô lăng bằng một tay - Áp dụng trong tình huống khẩn cấp

Kỹ thuật quay vô lăng sang phải bằng 1 tay.

Kỹ thuật này được khuyến khích áp dụng trong tình huống khẩn cấp. Thứ tự thực hiện kỹ thuật này như sau, đặt tay ở vị trí cao nhất trên vô lăng, sau đó nới lỏng tay nắm vô lăng như bình thường rồi sử dụng lòng bàn tay quay vô lăng xuống điểm thấp nhất. 

Tiếp theo, người điều khiển cần quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay, tiếp tục quay và chuyển sang cách nắm bình thường, sau đó quay vô lăng lên điểm cao nhất.

Các kiểu cầm vô lăng sai thường gặp

Kiểu đặt tay dưới đáy vô lăng

Kiểu đặt tay dưới đáy vô lăng.

Đây là cách cầm vô lăng sai thường gặp nhất. Nhiều người đặt tay dưới đáy vô lăng và có khi chỉ điều khiển bằng một tay. Việc làm này tuy có thể giúp tài xế đỡ mỏi vai, nhưng nó sẽ làm hạn chế rất nhiều về khả năng đánh lái. Người lái chỉ có thể nới rộng góc lái trong phạm vi hẹp, không thể đánh lái được góc lớn, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu có tình huống đột ngột. 

Kiểu đặt tay sát người

Kiểu đặt vô lăng sát người.

Kiểu cầm vô lăng này thường gặp nhất ở các chị em phụ nữ và những người có thể hình thấp. Để đỡ mỏi tay, nhiều người có thói quen dí sát người với vô lăng. Tuy nhiên, thói quen này cần được loại bỏ vì nó sẽ làm hạn chế góc đánh lái cũng như giảm hiệu quả hoạt động của túi khí. Bên cạnh đó, người lái cũng có thể chịu tác động mạnh hơn nếu có tai nạn xảy ra. 

Kiểu cầm chấu

Thông thường, vô lăng thường có từ 2-4 chấu nhưng hiện nay phổ biến nhất là loại 3 chấu. Tương tự như nhược điểm của những cách trên, cách cầm vô lăng kiểu này cũng sẽ nguy hiểm khi lái xe ở tốc độ cao hay gặp phải các tình huống cần phản ứng nhanh. 

Kiểu cầm chấu vô lăng.

Sai lầm của cách cầm này là hạn chế lực từ cánh tay và khó có thể bẻ lái nhanh, đồng thời tay tài xế có thể bị thương khi túi khí bung ra. 

Kiểu cầm vô lăng trên đỉnh và sử dụng 1 tay

Kiểu cầm vô lăng trên đỉnh.

Hai kiểu cầm này chỉ nên dùng để nghỉ ngơi khi lái xe ở tốc độ chậm và đi trên đoạn đường vắng, không nên áp dụng khi lái xe trong đô thị hay trên cao tốc. Nhược điểm của hai cách này đều hạn chế khả năng kiểm soát vô lăng và góc đánh lái của tài xế. 

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét