Tổng hợp mẹo cần thiết cho xe hơi - Tài Liệu Tin Học Văn Phòng

Latest

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Tổng hợp mẹo cần thiết cho xe hơi

Tổng hợp mẹo cần thiết cho xe hơi


Mẹo giữ xe bền!
Những kinh nghiệm vụn vặt nhưng chắc chắn sẽ giúp xe bạn bền hơn!
Dầu hộp số
Dầu hộp số 2 năm nên thay một lần, hay sau khi xe đi được khoảng 4 vạn km hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số loại xe dùng loại dầu đặc biệt nên không phải thay (ví dụ, Hyundai Veracruz).

Ắc-quy và cáp điện
Thông thường ắc quy phải thay sau 2 năm sử dụng nhưng nên kiểm tra 6 tháng một lần. Ắc quy luôn phải được cố định chặt. Các cọc điện luôn phải khô ráo và bắt chặt. Nếu có dấu hiệu ẩm ở đầu cực có thể dùng nước sôi dội cho sạch sau đó xì khô.

Dây cua-roa
Dây cua-roa có thể hoạt động tốt sau khi chạy được từ 10 đến 15 vạn km. Nhưng cũng nên kiểm tra và thay thế nếu dây đai có dấu hiệu rạn nứt, chùng, hoặc khi có tiếng rít “ken két” bất thường từ động cơ. Dây cua-roa trên xe hiện nay thường chỉ dùng một sợi, nếu đứt, lỏng có thể khiến mọi hoạt động của động cơ bị tê liệt.

Phanh
Nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phanh hằng năm. Lưu ý: Hệ thống phanh tốt sẽ không có dấu hiệu ẩm ở các đầu khớp nối dẫn dầu.

Lọc gió ca-bin
Nên thay hằng năm. Hoặc trong điều kiện Việt Nam, mỗi khi thấy hệ thống điều hòa “chậm lạnh” cũng nên kiểm tra. Lưu ý: Lọc gió bẩn có thể tạo ra tiếng động lạ khi bật quạt gió ở tốc độ cao.

Bơm mỡ gầm
Đa phần xe đời mới đều đã bỏ ‘vú mỡ” - van để bơm mỡ bôi trơn, nhưng ở một số xe vẫn sử dụng (nên xem hướng dẫn sử dụng xe). Nếu xe có “vú mỡ”, hãy bơm mỡ mới sau 6 đến 8 tháng xe hoạt động. Các chi tiết hay có “vú mỡ” là hệ thống lái, trục cardan, bi “chữ thập”, các trục của hệ treo gầm.

Kiểm tra đèn báo
Nếu xe vẫn hoạt động nhưng đèn ký hiệu động cơ báo vàng, xe có thể gặp trục trặc ở hệ thống xả hoặc cảm biến khí thải. Trường hợp này đừng tự sửa! Hãy mang xe đến gara có máy scan qua cổng OBD để kiểm tra ngay. Nếu đèn báo vàng nhấp nháy liên tục, động cơ có thể đã có “bệnh nặng” và cần phải điều trị ngay lập tức tại các gara có máy scan.

Đánh bóng sơn
Một năm có thể đánh bóng sơn xe 1 đến 2 lần. Trái với suy nghĩ “đánh bóng xe sẽ mòn sơn”, đánh bóng đúng quy chuẩn sẽ giúp xe bền màu hơn. Lưu ý: Không đánh bóng kính lái, mắt thường không thể nhận thấy vết đánh bóng trên kính nhưng khi trời mưa hoặc đi đêm những vết cực nhỏ này sẽ khiến bạn lóa mắt khi có đèn xe ngược chiều.

Nước làm mát
Hằng tháng nên kiểm tra mức nước làm mát động cơ trên bình nhựa (thường màu trắng và có 2 vạch Min và Max) có chữ Coolant trong khoang động cơ. Nếu mức nước thấp hơn vạch Min hãy bổ sung bằng dung dịch chống đóng cặn pha với nước sạch theo tỷ lệ 50/50. Các loại dung dịch chống đóng cặn thường có bán tại tất cả các gara. Và kể cả xe mới cũng nên thay toàn bộ nước làm mát sau 1 năm sử dụng (có thể từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/lần, tùy hãng).

Lọc gió động cơ
Lọc gió nên thay hằng năm. Nhưng mỗi lần thay dầu máy nên kiểm tra lọc gió. Nếu lọc có dấu hiệu quá bẩn, rách trước thời hạn cũng nên thay mới.

Dầu máy và lọc dầu
Xe chạy sau sáu tháng hoặc 5000km nên thay dầu và lọc dầu. Lưu ý: Thay đúng chủng loại dầu theo hướng dẫn sử dụng và nhắc người thay dầu chọn đúng loại cho máy xăng hay máy diesel.

Hệ thống xả
Mỗi khi thay dầu nên kiểm tra luôn hệ thống xả. Các vật dễ bắt lửa vướng vào ống xả có thể gây đại họa cháy xe. Bất kỳ vết rò rỉ nào trên đường xả phải được xử lý ngay - hãy tưởng tượng xe bạn bị hở ống xả trên những con đường về quê đầy rơm rạ!

Lọc nhiên liệu
Thời gian quy định của mỗi hãng xe có thể khác nhau, nhưng với chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam nên thay lọc sau khi xe chạy 1 năm hoặc khoảng 5 vạn km.

Dầu trợ lực lái
Kiểm tra mức dầu khi xe đã nổ máy. Nếu mức dầu ở dưới mức Min cần bổ sung ngay với đúng chủng loại dầu nhà sản xuất yêu cầu (thường được ghi ngay trên nắp hộp).

Bu-gi
Thời gian thay mới bu-gi cũng tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nhưng thường trong khoảng xe chạy được 10 vạn km đến 15 vạn km là nên thay mới. Lưu ý: Nên thay bu-gi đúng theo chủng loại và thông số của nhà sản xuất yêu cầu.

Hệ thống treo và lái
Nên kiểm tra hằng năm. Thay đồ mới nếu giảm xóc có dấu hiệu ẩm hoặc loang dầu, rô-tuyn lái rơ. Dấu hiệu cho thấy hệ thống treo và lái có vấn đề là lốp mòn không đều và xe thường xóc gằn khi vào “ổ gà”.

Lốp
Nên kiểm tra áp suất lốp trong mỗi lần thay dầu hay rửa xe. Luôn bơm lốp theo thông số áp suất của nhà sản xuất. Nếu bơm “non”, xe tốn xăng, chạy ì; bơm căng quá, xe xóc và sẽ ảnh hưởng đến quãng đường phanh.

Nước rửa kính
Nên kiểm tra thường xuyên. Đừng đổ nước lã, gạt nước có thể làm xước kính. Dùng dung dịch rửa kính chuyên dụng pha với nước sạch.

Cao su gạt nước
Nên thay sau một năm sử dụng, không kể đi ít hay đi nhiều. Hoặc khi phun nước rửa kính, lưỡi gạt phát tiếng kêu “ken két” - dấu hiệu cao su bị trơ cứng, đến lúc phải thay mới.

Kinh nghiệm đi xe đường ngập nước

Mỗi khi Hà Nội mưa lớn, đường ngập lụt, xe cứu hộ và gara đều làm không hết việc! Với những lưu ý dưới đây, bạn có thể tránh ngay được hậu họa "dìm chết" xế yêu!

Khi đi trong khu vực ngập nước - trường hợp bất khả kháng - giữ tốc độ động cơ cao để tránh nước vào ống xả khiến xe "chết máy" đột ngột. Với xe số sàn, luôn đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga; với xe số tự động có chức năng đi số sàn, hãy đi số 1; với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1. Nếu xe "chết máy" vì ngập nước, giải pháp an toàn nhất là gọi xe cứu hộ - đặc biệt lưu ý không khởi động lại động cơ trong trường hợp này vì khả năng nước sẽ phá hỏng động cơ, vỡ piston, cong tay biên.

Nước sẽ bị hút vào động cơ nếu như đi xe quá nhanh .
Khi mức nước ngập nửa lốp xe, với các xe gầm thấp, đó là giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước vào cửa gió động cơ trước mũi xe; nếu nước vào sẽ gây hỏng động cơ và thường phải sữa chữa với chi phí rất cao, thậm chí phải thay cả động cơ.
Đặc biệt chú ý một khi quyết định đi qua khu vực ngập nước phải luôn đảm bảo không có xe đi ngược chiều. Xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe - nguy cơ cao nước tràn vào khoang động cơ hoặc họng hút.

Nếu bắt buộc phải đi qua, hãy duy trì tốc độ ổn định và luôn đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút

Khi lội nước cánh quạt làm mát có thể bị cong do dòng nước và chém vào két nước làm thủng két. Để tránh khả năng này, nếu bắt buộc phải qua chỗ lụt, kiểm tra để chắc chắn mức nước không chạm đến cánh quạt.

Một giải pháp nữa đề phòng nước vào động cơ: dùng tuốc-nơ-vít hoặc cờ-lê tháo ống dẫn cao su từ động cơ vào bầu lọc gió - giải pháp này để tránh nước tràn theo đường hút gió ở đầu xe vào động cơ. Nên cố định ống cao su quay ngược ra sau (băng dính, dây...vv) và nâng cao hết mức có thể.

Lưu ý tắt cả hệ thống điều hòa vì nhiều khả năng quạt làm mát giàn nóng điều hòa ngay trước mũi xe cũng có thể bị vỡ nếu xe ngập nước.
Sau khi ra khỏi nước hãy kiểm tra ngay dầu máy. Nếu dầu máy chuyển màu nước gạo, nước đã vào động cơ! Không đi cố, gọi ngay xe cứu hộ đưa xe về ga ra để kiểm tra và thay toàn bộ các loại dầu bị ngập nước.

Lưu ý nếu xe phải kéo
Tất cả các loại xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian phải được chở bằng xe chuyên dụng, không dùng xe nâng, xe kéo.

Những xe thông thường phải dùng xe chở chuyên dụng tại Việt Nam: Hyundai Santa Fe bản dẫn động 4 bánh 4x4; Daewoo Winstom 4x4; Acura MDX; các loại Lexus AWD như GS300, GS350; Nissan Murano; Infiniti FX35, FX45; Mercedes Benz loại dẫn động 4Mactic; BMW X5, X3...vv.

Mẹo đi xe trong điều kiện ngập nước
Một vài lưu ý cơ bản khi chạy xe trong điều kiện mưa to, ngập nước không bao giờ là thừa.

Kiểm tra điều kiện của xe và lốp 
Dù xe bạn là một chiếc Matiz giá rẻ, hay Audi sang trọng, thì điểm cốt yếu khiến một chiếc xe chạy êm và xử lý tốt là lốp xe phải ở trong tình trạng tốt. Điều khiển, phanh hay tăng tốc chỉ có thể thực hiện tốt thông qua bộ phận bằng cao su này. Bất cứ một vấn đề nhỏ ở lốp nào cũng có thể gia tăng mối nguy hiểm khi lái xe, đặc biệt khi đường trơn ướt.

Để giữ cho lốp trong tình trạng tốt, bạn chỉ cần thực hiện hai nhiệm vụ đơn giản: kiểm tra áp suất lốp và độ mòn mặt hoa lốp. Nên thường xuyên kiểm tra áp suất lớp và bơm lốp theo áp suất đề xuất trong hướng dẫn sử dụng xe. Mặt hoa lốp cũng cần đo đạc định kỳ, nên thay lốp mới nếu như lớp bề mặt này mòn quá mức cho phép. Lốp mài mòn có thể dẫn đến bám đường kém, xử lý không nhạy, xe dễ bị trơn trượt, mất lái.

Một bộ phận khác rất được lưu tâm khi lái xe trong điều kiện mưa bão là cần gạt nước và kính chắn. Cần gạt nước cần phải ở trong điều kiện hoạt động tốt, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của người lái.

Nếu như đã xong công tác chuẩn bị, lái xe trên đường trong điều kiện mưa gió cũng đòi hỏi tài xế tập trung hơn và có những kỹ thuật nhất định.

Lái chậm 
Điều cốt yếu khi chạy xe trong trời mưa to là lái xe chậm lại, dù bạn có đang ở trên đường cao tốc. Chạy xe chậm khiến bạn có thể quan sát và xử lý tốt hơn, tránh được tai nạn. Đặc biệt trong tình trạng đường trơn, lốp bám đường kém hơn, tầm nhìn hạn chế, lái xe chậm lại càng quan trọng. Trong điều kiện trời mưa và đường trơn, cẩn trọng các tình huống bất ngờ xảy đến không bao giờ là thừa.

Nếu mất lái, đừng làm gì quá đột ngột
Nếu như xe của bạn bắt đầu bị trượt, đừng hoảng loạn mà phải luôn nhớ rõ: nó cuối cùng sẽ dừng lại (tất nhiên, sẽ may mắn hơn nếu như xe có thể tự dừng trước khi đâm vào cây hoặc xe khác). Trong lúc này, nên cố gắng tìm cách khiến lốp có thể bám đường trở lại, nhưng theo một cách bình tĩnh và không quá đột ngột. Giảm ga và phanh là điều cần làm. Nếu xe bị trượt nước, đừng cố đánh lái hoặc chuyển làn. Luôn luôn ghi nhớ rằng, nếu lốp xe bị mất độ bám và cố gắng lấy lại khả năng bám đường, không nên làm gì quá đột ngột, điều đó có thể khiến tình hình tệ hơn.

Nếu có thể, đừng bao giờ đi vào đoạn ngập nước
Điều này có vẻ như quá hiển nhiên, nhất là sau hệ quả của những trận lụt khủng khiếp vừa rồi. Rất nhiều xe chủ quan “xông” vào chỗ nước ngập, kết quả là chết máy, tệ hơn là bị thủy kích và hỏng hoàn tòan.

Nếu như buộc phải đi qua vùng ngập nước, cố gắng xác định mức nước ngập liệu có thể chạy xe được hay không. Nếu có thể, hãy cho xe chạy ở tốc độ ổn định, và không chạy khi có xe khác đi song song. Làn nước dâng lên do xe chạy song song hoặc đối diện gây nên có thể khiến xe bị chết máy do vào nước.

Giữ bình tĩnh 
Đây là điều cốt yếu căn bản nhất để xử lý tình huống khi tham gia giao thông, đặc biệt khi đường ngập nước. Một cái đầu minh mẫn mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và an tòan.

Những lầm tưởng khi bảo dưỡng xe

9 quan niệm bạn nên gạt khỏi đầu khi chăm sóc xế yêu.

Dẫn lời Mark Twain, không phải những gì bạn không biết sẽ phản lại bạn, mà là những điều bạn tưởng là biết thực ra lại không chính xác. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiên hơn cần thiết, thậm chí là khiến cho độ an toàn của xe giảm sút. Dưới đây là 9 quan niệm thường thấy có hại nhiều hơn có lợi.

Quan niệm: Nên thay dầu động cơ cứ mỗi 3.000 dặm (4.828 km)
Thực tế: Mặc dù nhiều hãng dầu nhớt và cửa hàng thay dầu thường khuyên như vậy nhưng thường thì điều này không cần thiết. Hãy xem lại khoảng cách thời gian bảo dưỡng trong hướng dẫn dành cho chủ xe.

Trong điều kiện lái bình thường, hầu hết các loại xe cần thay dầu sau mỗi 7.500 dặm (12.070 km) chạy hoặc hơn thế. Thay dầu thường xuyên không làm hại động cơ nhưng sẽ tốn của bạn một khoản tiền không nhỏ. Các nhà sản xuất thường khuyên thay dầu mỗi 3.000 dặm chạy trong điều kiện lái khắc nghiệt, ví dụ như xe chạy-dừng liên tục, phải kéo hàng nhiều, chạy trên địa hình núi hoặc điều kiện bụi bặm.


Quan niệm: Bơm lốp đạt đến áp suất ghi trên sườn lốp

Thực tế: Thông số psi (pound per square inch) ghi trên sườn lốp là áp suất tối đa mà lốp có thể chịu, không phải là mức áp suất lý tưởng mà nhà sản xuất khuyên để xe đạt được sự cân bằng tốt nhất về khả năng phanh hãm, điều khiển, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và độ êm. Do vậy, bơm xe đến mức psi này là không nên. Hãy kiểm tra áp suất lốp hàng tháng khi lốp xe nguội hoặc sau khi đã đỗ xe một vài giờ và bơm ở mức áp suất hợp lý.

Quan niệm: Nếu dầu phanh ở mức thấp, đổ đầy có thể giải quyết vấn đề.

Thực tế: Khi các má phanh mòn, mực dầu phanh trong hộp sẽ giảm, điều đó giúp bạn có thể điều khiển phanh. Nếu lượng dầu xuống dưới mức Low trên hộp thì hoặc là phanh xe của bạn đã bị mòn quá mức hoặc dầu bị rỉ. Dù là trường hợp nào thì bạn cũng nên đi bảo dưỡng xe ngay lập tức. Nên có thói quen kiểm tra phanh sau mỗi 6.000- 7.000 dặm (9.656- 11.265 km) chạy.

Quan niệm: Nếu xăng thường là tốt, xăng cao cấp sẽ càng tốt hơn.

Thực tế: Hầu hết các loại xe đều chạy tốt khi dùng xăng cấp phổ thông (bậc octane:87). Sử dụng xăng cao cấp không có hại nhưng cũng không cải thiện khả năng vận hành cho xe. Chỉ số octane cao đơn giản chỉ có nghĩa là xăng ít có nguy cơ gặp các vấn đề cháy nổ hơn, vì vậy xăng Premium thường khuyên dùng đối với động cơ chạy nóng hơn, có độ nén cao. Nếu xe bạn chỉ đòi hỏi xăng bậc octane 87, đừng phí tiền mua xăng cao cấp.

Quan niệm: Thay nước làm mát mỗi khi thay dầu.

Thực tế: Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên. Hầu hết hướng dẫn cho chủ xe đều khuyên nên thay nước 5 năm/ lần hoặc mỗi 60.000 dặm (96.560 km). Tất nhiên, nếu két nước thường xuyên ở mức cạn, hãy kiểm tra xem két có bị rỉ không và bảo dưỡng càng sớm càng tốt.

Quan niệm: Khi cạn ắcquy, sau khi khởi động bằng kiểu đấu nối ắcquy (jump start), xe sẽ sớm hồi ắc quy.
Thực tế: Phải mất hàng giờ chạy xe thì ắc quy mới hồi lại được, đặc biệt là vào mùa đông. Đó là do có các phụ kiện sử dụng năng lượng như ghế nhiệt ở một số loại xe khiến máy phát không thể nhanh chóng sạc lại một bình ắc quy đã hết. Trung tâm bảo dưỡng có thể tiến hành kiểm tra dung lượng ắc quy (load test) để xác định xem ắc quy còn giữ được điện tích không. Để phục hồi ắc quy về trạng thái điện thế đầy, một vài giờ nạp điện là điều cần thiết.


Quan niệm: Để xe chạy không tải (để làm nóng động cơ) vài phút trước khi chạy.
Thực tế: Quan niệm trên chỉ đúng với xe đời cũ. Các loại động cơ hiện đại làm nóng nhanh hơn khi xe chạy. Động cơ càng nóng nhanh, xe càng nhanh đạt hiệu suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu và vận hành tốt nhất. Tuy nhiên, đừng tăng tốc quá nhanh trong những dặm đầu tiên khi động cơ đang làm ấm.

Quan niệm: Phải đến đại lý để tiến hành bảo dưỡng thường xuyên cho xe trong hạn bảo hành.
Thực tế: Miễn là việc bảo dưỡng xe được tiến hành thường kì, công việc này có thể tiến hành ở bất kì cửa hàng sửa chữa ô tô nào. Nếu có đủ hiểu biết, bạn cũng có thể tự làm. Hãy nhớ giữ các biên bản hay hóa đơn để phòng thân trong trường hợp có tranh cãi về bảo hành trong tương lai.

Quan niệm: Dùng xà phòng thường, nước rửa chén hay bột giặt để rửa xe.
Thực tế: Chất tẩy có thể làm bong lớp sáp ở vỏ xe. Thay vào đó, hãy sử dụng dung dịch rửa xe được pha chế để rửa xe mà không làm mất lớp sáp.

Việc nên làm: Thay lọc gió cabin

Đa phần người dùng xe Việt Nam khi chăm xe lại quên lo cho sức khoẻ của chính mình.

Người sử dụng xe tại Việt Nam thường chỉ quan tâm tới việc thay định kỳ dầu máy, bổ sung dầu số, dầu phanh, lọc gió động cơ - sự quan tâm cần thiết nếu muốn xe vận hành tốt. Tuy nhiên, một điều có thể tác động đến chính sức khoẻ chúng ta lại bị lơ là.

Đó là việc thay lọc gió cabin.

Lọc gió cabin làm nhiệm vụ ngăn cản bụi bẩn, không khí ô nhiễm qua điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi và thông hơi; tuy nhiên, nếu bị bẩn, lọc gió lại có thể khiến nồng độ ô nhiễm trong xe tăng gấp 6 lần môi trường bên ngoài! (Số liệu của Uỷ ban Chăm sóc xe Hoa Kỳ CCC).

Trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất, lọc gió cabin thường được khuyến cáo phải thay mới sau mỗi 1,5 đến 2 vạn km, tuỳ mẫu xe.

Thực tế trong điều kiện đô thị Việt Nam, thời gian thay lọc gió cabin cần rút ngắn hơn. Theo kinh nghiệm cá nhân người viết, xe cần thay mới lọc gió cabin sau khoảng 1 vạn km.

Đa phần người dùng xe tại Việt Nam chỉ thay hoặc vệ sinh lọc gió cabin khi hệ thống gió điều hoà đã có dấu hiệu tắc!

Triệu chứng thường thấy của lọc gió bẩn, tắc là luồng gió điều hoà trong xe rất yếu mặc dù quạt gió đang để mức lớn; tiếng lạch xạch bất thường của quạt gió phát ra từ họng gió.

Xin đừng để xe xảy ra hiện tượng như trên mới đem xe đi sửa. Hãy ghi lại số km xe đã chạy để tiện việc bảo trì, bảo dưỡng xe và bổ sung "thay lọc gió cabin" vào danh mục những việc cần làm.

Những điều lái xe nên tránh

Những nhứ hấp dẫn nhất cũng có nghĩa tai hại nhất với sự tập trung của các tay lái!
Bạn đang lái xe rất bình tĩnh và bất ngờ thấy quảng cáo một chương trình bạn rất muốn xem phía sau một chiếc xe buýt. Bạn nghển cổ lên để xem ngày bắt đầu trình chiếu là khi nào, và rất tự nhiên, bạn rút điện thọai ra gọi ngay cho bạn thân để chia sẻ thông tin đó.

Bạn bạn nghe điện thoại và bạn phải cho nhỏ bớt nhạc, vì thế cần phải kẹp điện thọai ở cổ, nhìn xuống để chỉnh volume, và…xin chia buồn, bạn vừa đâm vào đuôi xe buýt!

Thực tế là việc lãng đãng của các tay lái là lý do chính gây ra các vụ va chạm và tai nạn giao thông.

Đã vậy, để dễ chịu hơn trong các chuyến đi, các chủ xe trang bị cho mình nào là điện thọai, MP3, CD và DVD, đều là những nhân tố khiến người lái mất tập trung.

Dưới đây là những nhứ hấp dẫn nhất cũng có nghĩa rằng tai hại nhất với sự tập trung của các tay lái:

Điện thoại đi động (nói chuyện và nhắn tin)
Theo một số nghiên cứu, sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ tăng nguy cơ va chạm lên tới 4 lần. Và việc nhắn tin thì còn tồi tệ hơn nữa.

Một thiết bị cầm tay cũng có khiến bạn đãng đi, vì thế, tốt hơn hết bạn nên tắt nó đi. Chẳng có lý gì những điều này lại đáng để bạn bị giữ xe, nộp tiền phạt hay thậm chí là một vụ va chạm.

Điều chỉnh các bộ điều khiển trong xe 
Đây có thể coi là thói quen lái xe xấu nhất vì rất nhiều người không ý thức được rằng điều đó là nguy hiểm khi vừa lái vừa dò sóng radio, thay CD, điều chỉnh âm thanh.

Đừng quên rằng các vụ va chạm thường diễn ra chỉ trong một khoảnh khắc mất tập trung mà thôi.

Khi bạn thay CD, bạn không tập trung hoàn toàn vào đường đi nữa và điều đó khiến bạn bị nguy cơ va chạm. Tốt nhất là bạn nên điều chỉnh cho phù hợp hết trước khi nhả phanh cho xe chạy.

Các bận tâm khác (người và động vật!) 
Những người trẻ tuổi có nhiều nguy cơ bị đâm xe hơn khi họ có bạn trong xe.

Thống kê cũng chỉ ra rằng chúng ta dễ có tai nạn hơn khi có 2 người bạn hoặc nhiều hơn ở trên xe. Tuy nhiên, nguy cơ lại giảm khi chúng ta đi cùng một người lớn hoặc một trẻ nhỏ, hoặc khi đi một mình.

Ăn, uống và hút thuốc
Ngoài việc uống rượu đương nhiên là nguy hiểm ra, ngay cả những đồ uống không cồn cũng có thể lấy đi sự tập trung của bạn. Một nghiên cứu của Mỹ còn chỉ ra rằng việc ăn bánh burger pho-mát khi đang lái xe còn khiến ta mất tập trung hơn cả nói chuyện điện thoại. Ngoài ra việc sảng khoái thưởng thức điếu thuốc ấm áp cũng là yếu tố khiến bạn mất tập trung mà bạn không thể không tính đến!

Các “đãng” bên ngoài 
Bạn mải miết ngắm nhìn cảnh đẹp, nhìn người lái xe khác và người đi bộ, cửa hàng, cửa hiệu và vô vàn những thứ thú vị bất ngờ khác trên đường..
Hãy luôn nhớ bạn đang làm gì và điều gì là ưu tiên, và “đừng dời mắt khỏi đường và giữ tay mình trên bánh lái …”

Hiểu và dùng ghế cho bé trên xe cho đúng cách
Nhiều ông bố bà mẹ đầu tư cả ngàn USD cho một chiếc ghế để an tâm về tính an toàn cho bé nhưng thực tế hiệu quả có khi lại là công cốc! Nhiều khi đơn giản chỉ vì đã không đọc hướng dẫn sử dụng!

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại ghế.
Đa phần các loại ghế hiện nay được phân loại theo lứa tuổi của bé, nhưng về cơ bản có thể phân làm 3 loại chính: Ghế quay mặt ra sau, Ghế quay mặt trước và Ghế nâng.

1. Ghế quay mặt về sau
Đây là lọai thích hợp cho trẻ mới sinh đến 12 tháng tuổi và cân nặng dưới 10kg. Theo khuyến cáo đối với các xe có túi khí bên ghế phụ thì ghế nên đặt ở băng sau với phần đầu của bé hướng vào thành ghế phụ trước. Loại ghế này có đế tháo rời được nhằm tăng tính tiện dụng và đặc biệt có thể dùng làm nôi xách tay cho trẻ sơ sinh trong khi đế vẫn được gắn trong xe.

Một số nhà sản xuất cũng đưa ra lọai ghế đa dụng vốn có thể chuyển đổi công dụng và tiếp sử dụng cho bé lớn hơn. Ghế của bé được cột cố định trong xe sử dụng hệ thống dây đai an toàn hoặc hệ thống dây chằng LATCH - chữ viết tắt của Lower Anchors and Tethers for Children - Hệ thống dây chằng được sử dụng thay thế cho hệ thống dây an toàn của xe cố định ghế em bé vào xe.

Tuy nhiên để sử dụng LATCH thì xe của bạn phải hỗ trợ chức năng này. Và với các xe nhập Mỹ đời từ năm 2002 trở đi đều hỗ trợ hệ thống LATCH cho ghế trẻ em.

Lưu ý khi sử dụng ghế

Luôn cố định ghế chắc chắn trước khi xe chuyển bánh. Một khi cố định, ghế không được phép xê dịch trong khoảng 2 đến 3cm.

Không bao giờ đặt ghế của bé ở ghế phụ trên xe có túi khí. Trong trường hợp xấu, túi khí bị kích hoạt sẽ bung đúng khu vực đầu của bé, cực kỳ nguy hiểm!

2. Ghế quay ra trước cho trẻ em 
Là lọai dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi và nặng trên 10kg.

Lọai ghế này tốt nhất nên để ở ghế sau xe và được cột chắc vào xe thông qua seatbelt hoặc hệ thống dây chằng. Lưu ý là loại ghế này cũng có thể đặt ở ghế trước tuy nhiên đối với xe có túi khí cho ghế khách ở phía trước thì phải tắt hệ thống túi khí để đảm bảo an toàn cho bé (một số xe có nút tắt hoặc tự động ngắt túi khí với đèn báo thường màu vàng và có chữ Passenger Airbag Off).

3. Ghế nâng và ghế nâng không tựa lưng
Khi trẻ lớn thì 2 loại ghế trên không còn phù hợp nữa (khi này cân nặng của bé đã vượt qua cân nặng cho phép đưa ra bởi nhà sản xuất hoặc chiều cao của bé khi ngồi đã vượt qua lưng ghế) thì nên dùng lọai ghế nâng. Thông thường khi trẻ từ 4 tuổi trở lên thì ghế nâng là lựa chọn phù hợp.

Như chúng ta biết, dây an toàn có hiệu quả nhất khi có được quàng qua vai và xuống tới eo. Vậy mục đích của ghế nâng là nâng bé lên để dây an toàn của xe có thể được quàng và vai bé. Và như vậy ghế nâng sẽ không có dây an toàn riêng mà sử dụng dây an toàn của xe.
Thông thường khi bé khoảng 8 tuổi thì không còn cần dùng ghế em bé nữa.

Lưu ý khi mua ghế

Không có loại ghế nào là tốt nhất hay an toàn nhất như nhà sản xuất quảng cáo! Ghế tốt nhất là ghế được thiết kế đúng tầm tuổi và chiều cao cân nặng của bé.

Đừng nghĩ đắt tiền là tốt! Giá cao, hàng hiệu không có nghĩa ghế an toàn hơn hay dễ sử dụng hơn.

Đừng mua hàng không rõ xuất xứ hay thiếu tem nhãn. Ngay cả hàng được sản xuất tại Trung Quốc nhưng có thông tin đầy đủ về nhà sản xuất sẽ có độ tin cậy cao hơn hàng không rõ xuất xứ - thực tế các hãng lớn đều có nhà máy gia công tại Trung Quốc.

Và cuối cùng, đừng tham ghế đã qua sử dụng (được cho, tặng); nên xem tem sản phẩm hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để biết khuyến cáo về tuổi thọ của ghế.

Hầu hết loại ghế trẻ em trên xe hơi chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam nhưng có thể đặt tại các cửa hàng đồ chơi xe hơi với mức giá khoảng 300 USD trở lên.

Thời điểm thích hợp thay lốp cho xe

Theo Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ, cứ 20 trường hợp nổ lốp sẽ có 10 vụ có thương vong hoặc tử nạn! Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ vài chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn loại trừ được mối lo này.


Chỉ dẫn của nhà sản xuất: không dùng quá 6 năm từ ngày sản xuất

- Trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số. Với 4 chữ số cuối cùng thì chỉ ngày tháng năm sản xuất ra chiếc lốp đó. Ví dụ nếu 4 chữ số cuối dãy là 1404, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 14 của năm 2004. Thời hạn sử dụng nhà sản xuất khuyên dùng là không quá 6 năm từ ngày sản xuất. Một chiếc lốp quá “đát” thường bị mờ dãy số này, cho dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như chẳng có vấn đề gì cả. Khi đã quá hạn sử dụng có nghĩa là lốp đã mất hết những tính năng vốn có. Nhà sản xuất đã lường trước điều này và khuyên rằng kể cả những chiếc lốp mới không dùng mà chỉ cất trong kho nhưng đã hết hạn sử dụng thì xem như đã kết thúc vòng đời.

Kinh nghiệm thực tế

- Thời gian và quãng đường: không nên mua lốp đã quá 4 năm kể từ ngày sản xuất; sau khi lắp lốp 5 năm là đến lúc thay mới bất luận việc xe có chạy hay không, ít hay nhiều. Tuổi thọ của cao su không còn đảm bảo nếu vượt quá thời gian này. Ngoài ra, còn có một số kinh nghiệm thực tế cho thấy xe đi khoảng 4 vạn km là nên tính đến chuyện thay lốp. Tất nhiên, còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như hay đi loại đường nào, thường xuyên đảo lốp hay không,..

- Kiểm tra bằng mắt: thông thường phát hiện những sự cố tiềm ẩn trên lốp xe của bạn. Tiếp theo là bạn kiểm tra áp suất hơi, rà xem có các vật nhọn đâm vào và làm thủng lốp xe bạn không. Ngay cả khi những vết chém không làm rò hơi nhưng vẫn có thể ẩn chứa nguy hiểm khi xe vận hành ở tốc độ cao. Hoặc vết nứt gây ra bởi những lỗ thủng nhỏ hơn cuối cùng có thể gây ra lổ thủng to hơn hẳn và dẫn đến những sự cố khi xe đang đi trên đường.

Nên kiểm tra độ mòn của gai trên lốp xe

Thông thường rãnh của hoa lốp có độ sâu thấp nhất cho phép là 1,6 đến 2mm; khi vượt quá giới hạn này, lốp sẽ không còn đảm bảo độ bám, độ thoát nước. Nhiều lốp xe có thanh chỉ định độ mòn gai được đúc trong rãnh dọc trên hoa lốp, khi gai bị mòn bằng mặt với vấu cao su chỉ định là đến lúc cần thay lốp xe mới. Bất kì biểu hiện nào những sự cố tiềm ẩn, hoặc nếu bạn cảm thấy sẵn sàng để thay lốp mới, hãy mang xe đến cửa hàng gần nơi bạn nhất.

Thông thường khoảng cách từ bề mặt đến gai khoảng 1,6mm-2mm là nên thay. Ảnh: Gai tính độ mòn của lốp hay các vấu chỉ định độ mòn cho phép, khi gai mòn bằng mặt vấu này là cần phải thay lốp

- Ngoài ra, bạn cần cẩn thận mang xe đi kiểm tra khi lốp xuất hiện các dấu hiệu sau:

Rạn nứt: việc để xe ở trong môi trường có nhiệt độ cao ví dụ như trời nắng, để xe lâu ngày trong ga-ra, hoặc thay lốp để lâu trong kho đều dẫn đến tình trạng này.

Lốp xuống hơi từ từ: bằng mắt thường bạn sẽ không thể biết nguyên nhân tại sao dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, vì sự an toàn cho chính mình hãy đem xe đến cửa hàng lốp xử lý ngay khi phát hiện. Cố tình đi xe lốp non hơi có thế dẫn tới tình trạng vành la-zăng dập thủng lốp khi xe rơi ổ gà với tốc độ cao.

Rách: có thể không thấy dấu hiệu xuống hơi nhưng đây là một tiềm ẩn lớn của việc nổ lốp bất cứ lúc nào vì áp suất hơi trong lốp luôn rất lớn. Trong điều kiện xe chạy tốc độ cao rất có thể dẫn tới nổ lốp gây nguy hiểm khi xe mất lái.

Chọn và sử dụng dầu máy ô tô đúng cách

Chúng ta vẫn biết thay dầu luôn là việc phải làm định kỳ với ô tô, nhưng không phải ai cũng biết chọn, sử dụng loại dầu phù hợp cho chiếc xe của mình. Cùng AutoPro tìm hiểu và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Thế nào là dầu đạt tiêu chuẩn

Dầu máy có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm kín, duy trì độ ổn định trong vận hành của động cơ. Với loại dầu kém chất lượng chỉ cần sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và điều kiện vận hành cao sẽ cho sinh nhiệt lớn trong động cơ và tạo carbon đóng cặn. Một loại dầu tốt thì khả năng sinh cặn phải thấp.

Ngoài ra, độ nhớt cũng là một yếu tố quan trọng. Thông thường, loại dầu có độ nhớt ổn định trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau thì là loại dầu tốt. Có thể đơn cử ví dụ ở xe máy: Trước kia, trên các dòng xe máy có động cơ công suất nhỏ ví dụ như Honda Dream. Nếu chúng ra sử dụng loại dầu máy kém chất lượng thì máy sẽ trở nên ì hơn và tạo tiếng kêu từ động cơ sau khi chạy một quãng đường dài khoảng 200km. Nguyên nhân là do nhiệt độ động cơ tăng cao, dầu loãng ra không đủ độ nhờn cần thiết cho các bộ phận trong động cơ và phát ra tiếng kêu từ đầu bò. Hay như vào mùa đông, bạn cảm thấy máy hoạt động không trơn tru khi mới nổ máy. Nguyên nhân là vì dầu bị lạnh, đông cứng hơn mức cho phép, khiến cho quá trình dẫn dầu lên động cơ không trơn tru.

Dầu thô được khai thác tại các mỏ dầu lên được các nhà sản xuất dầu chế biến thêm các chất phụ gia khác để làm mát, làm sạch động cơ ,chống oxi hoá, mài mòn,v.v.. Đây cũng là những yếu tố khẳng định chất lượng của dầu.

Việc sử dụng dầu nhớt đúng yêu cầu về chất lượng và phù hợp với động cơ xe sẽ giúp tránh được các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa.

Thước đo dầu là dụng cụ duy nhất để kiểm tra độ dầu

Có mấy loại dầu cơ bản tại Việt Nam hiện tại?

- Dầu đơn cấp:
Đây là loại dầu sử dụng phụ thuộc vào các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: vào mùa đông bạn sẽ phải chọn loại dầu không bị đông, đảm bảo độ nhớt cần thiết cho động cơ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tương tự bạn sẽ phải chọn loại dầu phù hợp trong điều kiến nhiệt độ cao.

Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới, nóng ẩm bốn mùa như Việt Nam thì đây là loại dầu không phù hợp.

- Dầu đa cấp:
Nhà sản xuất sau khi chưng cất đã sử dụng dây chuyền sản xuất riêng biệt, thêm vào các chất phụ gia khiến cho loại dầu này trở nên thích nghi với điều kiện thời tiết và nhiệt độ tốt hơn nhiều dầu đơn cấp (cho phép trong khoảng -30 độ C đến 60, 70 độ C).

Hiện tại, hầu hết các dòng xe con tại Việt Nam sử dụng loại dầu này. Đơn cử một số loại như: Mobil Super XHP 20W50, Special 20W50, một số dầu sử dụng cho xe máy động cơ 4 thì của Castrol Active 4T, Go 4T, GTX cho xe con và HD 40 cho xe trọng tải lớn như xe tải.

Tất nhiên với một sản phẩm tốt hơn bạn sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn, khoảng 350.000 đồng đến 700.000 đồng cho can 4 lít.

- Dầu tổng hợp
Hiện tại, đây được cho là loại dầu sản xuất với công nghệ tốt nhất cho xe động cơ xăng. Dầu được sản xuất, pha chế trong điều kiện, thông số riêng do chính con người tự thiết lập. Vì lẽ đó, loại dầu này cũng có độ bền nhiệt rất cao (khoảng từ -50 độ C đến 600 độ C vẫn cho độ nhớt ở mức gần như không đổi). Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho thêm các chất phụ gia khác giúp làm sạch động cơ ,chống oxi hoá ,cũng như giúp tẩy rửa và phân tán,chống mài mòn ,tạo cặn.

Anh Đỗ Anh Tuấn, giám đốc GM Deawoo Ngọc Khánh cho biết: “ Dầu tổng hợp bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam được khoảng 4 năm và được khách hàng khá hưởng ứng đặc biệt các khách hàng sử dụng xe sang như Mercedes, BMW, Audi,v..v. Trên thế giới, trong các cuộc đua công thức 1 khắc nghiệt thì dầu tổng hợp là lựa chọn bắt buộc cho động cơ.

Ví dụ: Dầu nhờn tổng hợp cho xe chạy xăng Mobil 1 có giá bán lẻ khoảng: 913.000/can 4L cho ô tô và 248.000/can 1L cho xe máy. Bạn sẽ đi được khoảng 12.000 đến 15.000 km tùy điều kiện đường xá mới phải thay. Và đây cũng là loại dầu được coi là thân thiện với môi trường nhờ chu kỳ thay dầu lâu hơn.

Ngoài ra, cũng có vài thương hiệu khác như Castrol (chủ yếu dầu xe máy), Caltex, BP (chủ yếu về dầu Công Nghiệp)”.

Lời khuyên
- Đổ ít không tốt đổ nhiều cũng không xong: Nếu dầu quá ít bơm dầu sẽ không đủ dầu để bôi trơn pit-tông và toàn bộ động cơ. Ngược lại, nếu bạn đổ quá nhiều mức cho phép gây sục dầu, ức chế động cơ cũng sẽ không tốt. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên đổ quá mức tối thiểu một chút.

-Theo hệ thống phân loại của SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Mỹ), đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là cặp số và chữ như 5W, 10W hay 15W, 20W dùng để chỉ khoảng nhiệt độ loại dầu đó có độ nhớt đủ để khởi động khi máy lạnh. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho động cơ theo ký hiệu này, lấy 30 trừ đi các số đó theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W có thể cho phép khởi động động cơ ở âm 20 độ C, dầu 15W ở âm 15 độ C.

Dầu động cơ cho các nước xứ lạnh thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng tại Việt Nam đa phần là loại 15W hay 20W do đặc thù thời tiết Việt Nam không quá lạnh.

Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp thường là số 40, 50 hoặc 60 - thông số chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của dầu; thông thường, số càng lớn thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, với các xe hoạt động trong điều kiện không quá khắc nghiệt thì chỉ số thích hợp ở khoảng 30, 40 hoặc 50.

Như vậy, không nhất thiết phải dùng những loại dầu có đầu 5W... hay 10W...( cho phép khởi động ở -25 độ C, -20 độ C) vì nhiệt độ Việt Nam không bao giờ xuống tới nhiệt độ này cả. Hay mức độ nhớt dưới ...W30, trên ...W50 thì cũng không thích hợp với điều kiện khí hậu, loại xe mà chúng ta hay sử dụng.

Lời khuyên cho ô-tô

-Sedan, hatchback: Toyota Camry, Mercedes C-Class, BMW 5, 3 series, Honda Civic, Toyota Yaris, GM-Daewoo ... bạn có thể lựa chọn 15W40 hoặc 20W40.

-SUV, xe đa dụng: Toyota Landcruiser, Lexus RX, Acura MDX, Ford Everest,.. bạn có thể chọn loại có độ nhớt đậm đặc hơn như 15W50 hay 20W50.

Xe máy

- Xe tay ga (Spacy, Dylan, SH, .....) thì chọn chỉ số là 10W40 hoặc 10W50 .

- Xe máy nằm ngang (Dream, Jupiter, wave apha, ....) thì chọn nhớt có chỉ số là 20W40 hoặc 20W50 .

- Xe máy đứng (Sonic, Exciter, Fx 125, Su GN125, hoặc một số moto có máy hình V, ....) thì chọn nhớt có chỉ số 15W40 hoặc 15W50.

- Dầu cho động cơ diesel bắt đầu bằng chữ C (Commerical category). Ví dụ: CH là loại hàng đầu hiện nay, CH-4 là loại phẩm cấp cao, CF là loại phổ thông, phù hợp cho hầu hết các loại xe chở người.

CH-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1998 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CH-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur đến 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF và CG4

CG-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1995 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CG-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur ít hơn 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF-4

CF-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1990 cho các động cơ 4 thì, có thể dùng thay dầu CD, CE

CE - đã lỗi thời, tung ra thị trường năm 1987 cho các động cơ 4 thì

Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại dầu cho động cơ diesel, ví dụ: Mobil DELVAP.

- Tại thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất vẫn đưa ra các lời khuyên cho người dùng phải dùng đúng loại dầu mà họ khuyến cáo khi vào “thay dầu hãng”. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là loại tốt nhất vì nếu họ sử dụng dầu tốt thì sẽ có giá rất cao. Vì thế, nếu “yêu xe như con”, điều kiện khá giả, hãy chọn loại dầu tốt nhất cho mình như dầu tổng hợp chẳng hạn.

- Trung bình là 3000km thì bạn nên thay một lần. Cách một lần thay bạn lại thay lọc dầu một lần.

- Theo dõi sát sao mỗi khi thợ thay dầu đề phòng “đong” thiếu. Thông thường ở xe du lịch động cơ nhỏ lượng dầu máy là 4 lít.

- Nên chọn các tên tuổi nổi tiếng về dầu động cơ như: Mobil, Castrol, Caltex,…

- Nên chọn nơi uy tín để thay, không nên thay ở nhưng chỗ như rửa xe, hay chỉ chuyên sửa xe máy vì ở những xưởng bảo dưỡng lớn sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật.

Những điều nên tránh khi mua xe

Với đa phần người Việt, ô tô không chỉ là phương tiện mà đôi khi còn là cả gia sản. Với một quyết định quan trọng như mua xe, dưới đây là những điều người mua xe nên tránh.

1. Quá thích một mẫu xe nào đó!
Hãy bỏ qua xúc cảm nhất thời khi bạn tiêu vài chục ngàn USD cho một chiếc xe "nhìn đẹp", "nghe hay". Rất có thể xúc cảm sẽ làm bạn mờ mắt mà quên đi có những xe có thế phù hợp hơn. Hãy xem xét, tham khảo các đánh giá xe, độ an toàn và giá xe trước khi đi mua. . Một việc nên làm là so sánh các mẫu và tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của mình. Nếu tỉnh táo, bạn sẽ tránh được "cạm bậy" của người bán xe ranh mãnh và bạn sẽ còn nhiều thời gian cho xúc cảm sau khi mua xe!

2. Bỏ qua lái thử
Lái thử là bước quan trọng trong quá trình mua xe. Một số xe có thể rất hấp dẫn trên báo, tờ rơi quảng cáo hay bảng thông số - nhưng việc cầm lái thực tế sẽ chỉ cho bạn thấy nhiều khi xe đó hoàn toàn không như bạn nghĩ và cũng chẳng phù hợp với nhu cầu của bạn hay gia đình.

Không ai muốn sẽ phát hiện một cái dở của xe sau khi mua. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là đa phần mọi người mua xe hiếm khi lái thử! Hãy dành 30 - 45 phút tìm hiểu và lái thử chiếc xe bạn đang cân nhắc còn hơn sẽ phải hậm hực "sống chung với lũ" sau khi đặt bút ký mua xe - "bút sa gà chết"!

3. Mặc cả từ giá niêm yết hay giá được chàoĐừng xem giá niêm yết là mốc để mặc cả. Người bán xe khôn ngoan, bao gồm cả nhà sản xuất và đại lý xe ở Việt Nam, thường đưa ra mức giá hời "bớt hẳn cho anh chị 300, 500 USD!" so với giá niêm yết. Nhưng thực tế - trừ khi những mẫu xe đắt hàng, phải xếp hàng trước - với điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, bạn có thể luôn luôn có được giá hời từ các đại lý.

Một mánh nhỏ, hãy hỏi thông tin từ một số người mới mua và mặc cả dưới mức giá đó!

4. Quá bận tâm với tiền vay 
Một số ngân hàng Việt Nam chỉ cho vay tối đa 50% giá trị xe; nhưng cũng một số ngân hàng cho vay tới 70%, các đại lý khôn khéo thường đánh đúng tâm lý người mua bằng cách hứa hẹn sẽ làm mọi thủ tục vay một cách nhanh nhất với số % lớn nhất có thể. Nếu người mua chỉ muốn bỏ 30% tiền mua xe nhưng không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị các đại lý bắt bài và rất có thể họ sẽ mua một chiếc xe không phù hợp với nhu cầu. Hãy nhớ, bạn sẽ là người trả tiền lãi hàng tháng, còn các đại lý chẳng mất xu nào!

5. Mua vì giá hời thay vì mua xe đúng nhu cầu
Được giảm giá hay khuyến mãi nhiều không có nghĩa bạn nên mua xe đó. Chiếc xe sẽ phục vụ bạn - đây không phải đơn giản là một thương vụ "béo bở" - do vậy, hãy chọn đúng xe bạn cần. Nếu như mua xe cho gia đình đông người, hãy chọn những mẫu xe 7, 9 chỗ nhất định; nếu xe đi công trường, đường xấu, hãy chọn xe gầm cao; nếu muốn tiết kiệm hãy đi xe động cơ dung tích nhỏ hoặc diesel.

Nên nhớ, giá hời cũng như yếu tố xe giữ giá, xe có "tiếng tốt" không phải là điều bạn cần khi sử dụng hàng ngày.

6. Bỏ qua những tính năng an toàn quan trọng
Ổn định xe điện tử ESP, phanh chống bó cứng ABS, hệ thống túi khí là những trang bị đáng tiền nhưng không ít người mua bỏ qua. Xét ở điều kiện thường, sẽ không có sự khác biệt giữa các mẫu xe; tuy nhiên, khi xảy ra sự cố những tính năng an toàn hiện đại mới thật sự hữu dụng. Đặc biệt với các xe gầm cao, hệ thống ổn định xe điện tử ESP sẽ loại bỏ được rất nhiều khả năng xe lật.

Nếu như ngân sách cho phép, hãy chọn những mẫu xe có tính năng an toàn cao nhất có thể. Hệ thống túi khí bên, túi khí bảo vệ đầu, bảo vệ chân...vv, tưởng như phù phiếm nhưng thực sự quan trọng trong các vụ đâm ngang xe.

7. Phí tiền vào những phụ kiện không cần thiết
Đi mua xe mới luôn là điều phấn khích cho tất cả mọi người; và hơn ai hết, các đại lý hiểu rõ điều đó. Do vậy, đừng phí tiền vào những phụ kiện bạn sẽ không bao giờ dùng đến hoặc ít tác dụng. Một số ví dụ: nếu bạn không thường xuyên đi xa với nhiều hành lý, đừng lắp thêm giá nóc; lắp cản trước sau inox hiếm khi giúp giảm thiểu va chạm trên đường phố nhưng thực tế sẽ làm giảm góc tiếp, góc thoát của xe; lắp bậc lên xuống xe sẽ làm giảm chiều cao của gầm, thêm khó khăn khi xe đi đường xấu.

Những trang bị xe hơi không nên sử dụng tại Việt Nam

Sở hữu một chiếc xe hiện đại, nhiều trang bị tiện ích là mơ ước của nhiều chủ xe. Nhưng ở Việt Nam, hiện đại quá đôi khi lại gây ra những bất tiện “khóc dở mếu dở’.


Ở Việt Nam, đánh giá độ giàu sang và sành điệu của một người thông qua chiếc xe mà người đó sử dụng là quan niệm khá phổ biến. Việc sở hữu một chiếc ô tô trong nhà có thể xem là “có của ăn của để”. Nhưng xe thường hay xe ngoại nhập, với tiện ích nào, hệ thống âm thanh ra sao, có tính năng gì cao cấp và hiện đại...mới tỏ rõ là người sành điệu. Oái oăm thay, khí hậu và đặc điểm của Việt Nam khiến “người sành điệu” nhiều khi cười mếu.

Tủ lạnh mini trên xe
Trong những ngày nóng nực, hay với những chuyến dã ngoại, đây có thể coi là một thiết bị rất hữu dụng bởi sẽ giúp bạn giữ được thức ăn và đồ uống trong thời gian khá lâu. Loại tủ lạnh này sử dụng điện nguồn ắc-quy ngay trong chính xe bạn, giữ được đồ uống lạnh tới 4.50 C. Tuy nhiên, với Việt Nam, thiết bị này có vẻ không mấy phát huy được tác dụng, do một số nguyên nhân mà người sử dụng đã phản hồi như sau:

- Mất diện tích để đồ của xe, tăng tải nặng khiến tốn xăng hơn.

- Nhanh hỏng ăc-quy, trong khi giá ắc-quy không hề thấp.

- Lúc tắt máy thì tủ lạnh cũng tắt, lúc xe chạy tủ lạnh lại làm lạnh từ đầu gây bất tiện, phiền hà.

- Ko có chỗ thoát nhiệt ra ngoài, khoang xe sẽ nóng hơn, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn mà vẫn ko đủ mát.

- Một số xe có sẵn khoang giữ lạnh. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ khoang giữ lạnh này lại kiêm luôn chức năng giữ nóng vào mùa hè, khi xe tắt máy. Đã có một số trường hợp các lon soda nổ tung trong khoang giữ nhiệt trên xe Dodge vào một ngày hè nắng nóng.

- Quán xá ở Việt Nam quá phổ biến, không “hiếm có khó tìm” như nước ngoài, giữ đồ uống trên xe đôi khi không cần thiết.

Cửa xe cảm ứng tự hạ xuống khi ngập nước

Đây là một tuỳ chọn rất hữu dụng, tăng tính an toàn cho người lái. Trong trường hợp lái xe lao xuống nước, cửa xe sẽ tự hạ xuống, giúp người lái thoát ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, trận lụt vừa qua đã làm chủ xe Toyota Avalon “khóc dở mếu dở” do bị ngâm dưới hầm Mỹ Đình, xe ngập nước và kính tự mở, khiến toàn bộ nội thất chìm trong bùn đất và nước, hư hỏng nặng.

Công nghệ cảnh báo làn đường
Đối với thị trường Mỹ và Châu Âu, thiết bị này được coi là rất hữu dụng, đặc biệt đối với những tài xế bất cẩn, hay đi chệch làn đường. Hệ thống cảnh báo này sẽ dùng một camera để phát hiện các dải phân cách làn đường màu trắng hoặc vàng. Nếu xe chạy đè lên những dải phân cách này mà không có tín hiệu rẽ, hệ thống sẽ phát ra âm thanh cảnh báo người lái. Một số hệ thống khác còn tự động điều khiển phương tiện đi đúng là đường hoặc phanh lại.

Với tình trạng giao thông đô thị như ở Việt Nam, để chạy được xe thoát khỏi những khu phố đông như mắc cửi và tắc đường thường xuyên, có lẽ thiết bị cảnh cáo của bạn sẽ rung kêu liên tục và người lái có nguy cơ ...mắc bệnh về tai nếu cứ để hệ thống hoạt động.

Công nghệ chống va chạm/Hệ thống kiểm soát hành trình thông minh ACC

ACC và công nghệ chống va chạm sẽ xác định và điều chỉnh khoảng cách và độ gần của xe đối với xe trước hay các vật cản khác. Đây là công nghệ nhắm tới tăng độ an toàn cho người lái. Nếu hệ thống cho rằng xe không phanh kịp, nó sẽ tự động báo hiệu bằng đèn nháy, ghế rung, xiết chặt đai an toàn, vv. Nếu vẫn không có kết quả, một số hệ thống sẽ tự động phanh lại để giảm thiểu thiệt hại.

Công nghệ này sẽ phát huy tác dụng khi bạn chạy xe trên đường cao tốc, nhưng có lẽ không nên “mơ tưởng” tới việc sử dụng nó khi chạy nội thành. Lấy đoạn ngã tư Chùa Bộc làm ví dụ, giờ cao điểm xe nọ và xe kia khoảng cách có thể đo bằng...centimet. Khởi động hệ thống này, bạn sẽ bị rung ghế, siết đai, đèn nháy liên tục và phanh dúi dụi, có lẽ đến tối cũng chưa thể về đến nhà.

Hệ thống điều khiển iDrive của BMW
Hệ thống iDrive của BMW với chữ “i”- intelligent trong tên gọi của nó đã bị hiểu thành “irritating- gây khó chịu”, do nổi tiếng là khó sử dụng và gây phiền phức, vì có quá nhiều menu phụ mà không có một “đường tắt” để hiển thị ngay màn hình điều khiển cần tới, cũng không có nút bấm cho phép quay trở lại màn hình trước. Trên nhiều mẫu xe, hệ thống chỉ hiện duy nhất biển đường nằm ngang, bất kể hướng của đường đó thế nào. Thêm vào đó, để xem được bản đồ trên màn hình, việc vặn núm điều khiển khá phức tạp, không thân thiện với người sử dụng.

Gạt nước cảm biến mưa

Trang bị cao cấp này đã xuất hiện trên nhiều xe giá cả “bình dân” hơn, như Toyota Avalon. Hệ thống này sử dụng các cảm biến hồng ngoại giám sát khu vực nhất định ở kính chắn gió trước. Khi phát hiện hơi nước hoặc bụi bẩn, hệ thống sẽ kích hoạt cần gạt nước làm sạch kính.
Với độ bụi bẩn và hơi nước ở Việt Nam, hệ thống này có lẽ sẽ hoạt động hết công suất. Đó là chưa kể đến trường hợp hệ thống quá nhạy cảm, chỉ một đêm mây mù cũng khiến nó bất ngờ khởi động cần gạt, gây phiền phức cho người sử dụng.

10 mẹo nhỏ chọn xe hợp lý

Dù bạn "cao" hay bạn "thấp", dù bạn giản dị hay cực kỳ cầu toàn, thì bạn đều nên tham khảo những lời khuyên dưới đây trước khi làm một chuyến "shopping" ô tô.


Bạn cần loại xe thế nào?

Đầu tiên bạn nên cân nhắc giữa cái bạn cần và cái bạn muốn. Tự mình trả lời những câu hỏi một cách chân thật nhất: Chiếc xế hộp tương lai sẽ được dùng chủ yếu vào việc gì? Bạn sẽ thường phải chở bao nhiêu người đi lại? Quãng đường đi làm hàng ngày của bạn có xa không? Với bạn việc tiết kiệm xăng có thực sự quan trọng không? Bạn thích lái xe thong dong hay là một tay đam mê tốc độ?

Thực tế, hầu như mọi người đều thích những chiếc xe thật mốt hoặc có vẻ ngoài cực bắt mắt, mà không chú ý xem sự hào nhoáng đó có đáp ứng nhu cầu thật sự của mình không. Vì vậy, hãy đề cao những cái bạn cần khi lựa chọn xế hộp.

Những vấn đề như lựa chọn xe số tự động hay số sàn, độ rộng của cốp xe, những phụ tùng đảm bảo an toàn cho người lái,… bạn cũng nên tham khảo từ những người am hiểu về ô tô.

2. Xem xét khả năng tài chính

Không đơn giản chỉ là chuyện bạn chi bao nhiêu tiền để rước về một chú xế hộp, bạn còn cần phải chú ý đến khoản tiền phải bỏ ra hàng tháng để chăm sóc xế yêu của mình. Trước khi mua, bạn nên lập một bản dự trù về các khoản chi định kỳ cho chiếc ô tô. Theo các chuyên gia, con số hợp lý sẽ không quá 20% thu nhập hàng tháng của bạn.
Thuê xe hay mua xe?
Với người Việt, khái niệm thuê xe ô tô riêng dài hạn còn khá mới. Thường thì người ta chỉ chăm chú tích góp tiền để mua luôn một chiếc xế xịn.
Tuy nhiên, thuê xe cũng có những điểm lợi nhất định như: chi phí đầu vào thấp hơn, khoản chi bảo dưỡng hàng tháng không lớn, bạn có thể đổi xe liên tục…

Nhưng những ai vẫn giữ ý định mua xe vẫn không nên lo lắng quá, vì sắm một chiếc ô tô riêng có một ưu điểm vô cùng lớn: bạn được toàn quyền sử dụng nó. Trong khi, với chiếc xe thuê, bạn chỉ có thể đi một định mức cây số nhất định mà thôi.
Cân nhắc kĩ lưỡng các xe cùng dòng
Bạn có chắc mình có khả năng xem xét được hết các ưu nhược điểm của các xe thuộc dòng hạng sang, hạng trung, hàng bình dân,…
Ở mỗi dòng xe, đều có những chiếc xe vượt trội hơn, hoặc có thể có chất lượng chưa tương xứng. Chính vì thế, nghiên cứu kĩ các xe cùng dòng sẽ giúp bạn có cơ hội so sánh, đánh giá, đưa ra quyết định đúng đắn
Liệu bạn có biết cái giá thực sự của một chiếc xe
2 chiếc ô tô có thể cùng giá, nhưng chi phí thực sự khi sở hữu lâu dài lại rất khác nhau. Hoặc giả bạn tiếc nuối và mua một chiếc xe kém vài nghìn đô, nhưng thực tế lại phải trả nhiều hơn do bảo hành, xăng xe…
Chính vì thế, khi mua xe bạn cần có cái nhìn xa, đừng để chiếc xe trở thành máy ngốn tiền khi gắn bó lâu năm.
Lựa chọn online
Bạn quen với việc đi đến showroom để chọn xe? Hãy tận dụng ưu thế của thời đại internet đi thôi. Ngồi tại gia và lướt web, bạn có thể nhìn ngắm hàng trăm mẫu xe, so sánh giá cả. Và điều đó hiện giờ đang hết sức phát triển. Nhiều showroom ô tô đầu tư trang web bán hàng qua mạng. Thâm chí nếu bạn muốn, bạn có thể được đưa hàng đến tận nhà sau khi tiền được chuyển khoản.
Thương lượng giá cả
Những người bán hàng luôn đưa ra một mức giá nhất định và bạn có thể “mặc cả” để mua hời với giá thấp hơn.
Quan trọng là bạn tự tin khi mua, bởi một chút may mắn, “đanh đá” biết đâu lại giúp bạn
Đừng quên đặt lịch hẹn thử xe với chỗ bạn mua., đây là một điều rất quan trọng.
Thử và đánh giá xe
Khâu “test” xe vô cùng cần thiết và quan trọng. Hãy cố gắng tận dụng hết sức có thể, vì chiếc xe sẽ là một sự đầu tư lớn. Nếu bạn dùng xe đi làm thường xuyên, hãy đi thử ở các tốc độ khác nhau như khi đi trong thành phố đông đúc hay đi trên đường cao tốc. Nếu muốn mua một chiếc dã chiến cho địa hình hiểm trở, cố gắng tìm quãng đường nào đó để thử cho xe leo dốc. Nhớ kiểm tra kĩ phanh xe với một vài tình huống để thử độ an toàn, cho xe rẽ ở vài khúc ngoặt với tốc độ nhanh ( nhưng đừng quá nguy hiểm), một vài chỗ xóc nhỏ… Đó sẽ là những thử thách cho chiếc xe của bạn. Qua đó bạn có thể thấy nó có thật sự tốt hay không.

Nhớ ngồi thử cả ghế sau nữa, vì biết đâu gia đình thân yêu của bạn không được thoải mái với thiết kế của chúng thì sao? Và một điều tối quan trọng, bạn không nên để những người bán xe làm mất tập trung bởi những lời quảng cáo của họ.

Cuối cùng là, thử xe cũng cần đến một chút bản năng và cảm giác của chính bạn nữa. Thử hỏi mình xem, khi xoay chìa khóa bạn có cảm thấy đây là chiếc xế mà bạn hàng mong đợi chưa?
Sau khi thử xe
Bạn nên làm gì? Tiếp tục thử sang vài loại xe khác là ý kiến không tồi. Vì biết đâu bạn có thể bỏ lỡ chiếc xe thật sự của mình. Hơn nữa, lái nhiều xe cùng một lúc có thể giúp bạn phát hiện ra những sự khác biệt nhỏ nhất giữa chúng.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thử xe vào buổi sáng và buổi chiều
Mua xe
Khi đã quyết định được đâu là chiếc xe giành riêng cho mình, bạn chỉ còn thực hiện một bước là làm thủ tục mua xe. Bảo hiểm, thuế, chế độ bảo hành, các giấy tờ cũng cần được bạn chú ý để yên tâm sở hữu chiếc xế yêu của mình.

Cuối cùng chúc bạn sẽ tìm được chiếc ô tô “tâm đầu ý hợp”.

Hiểu đúng ký hiệu trên lốp xe

Lốp là bộ phận duy nhất của ô tô tiếp xúc với mặt đường, nên thường được các chủ xe đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các ký hiệu trên lốp.

Hầu hết chủ xe đều mang xe ra xưởng cho thợ thay lốp và việc chọn lốp cũng thường được giao phó luôn cho thợ. Dù vậy, có một chút kiến thức cơ bản về thuật ngữ sử dụng cho lốp ô tô sẽ giúp bạn tránh được tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, sử dụng lốp không phù hợp với xe, hoặc với điều kiện sử dụng.

Trên thành lốp thường có rất nhiều chữ và số thể hiện kích thước và chủng loại lốp. Ví dụ, trên lốp có dòng chữ, số P215/65R17 thì chữ P là viết tắt của “Passenger Vehicle”, tức là xe du lịch 7 chỗ trở xuống. Nếu chữ P thay bằng LT, tức là lốp dành cho xe việt dã hạng nhẹ (Light Truck).

Về các con số, 215 là bề rộng của lốp tính theo đơn vị millimét, còn các số thứ hai, 65, thể hiện tỷ số giữa độ cao thành lốp với độ rộng lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 65% bề rộng 215mm của lốp.

Dodge Challenger-STR8 lắp lốp P215/65R17
Chữ R là viết tắt của Radial, thể hiện kết cấu lốp có bố toả tròn, để phân biệt với loại mành chéo (Bias). Lốp Radial thường dùng cho xe du lịch vì phù hợp với mọi loại đường, còn lốp Bias thường dùng cho xe việt dã. Về cảm giác lái và hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu, loại lốp Bias “thua” lốp Radial.
Các con số cuối cùng, 17, chỉ đường kính bánh xe mà lốp lắp vào. Có một điểm không thống nhất ở đây là đơn vị đo. Trong khi các kích thước của lốp trên toàn thế giới được tính bằng đơn vị hệ mét thì đường kính vành xe lại được đo bằng inch.

Khi đi mua lốp, bạn cần biết cỡ lốp của xe. Lưu ý quan trọng nhất là nên chọn cỡ lốp sát với bề rộng lốp nguyên bản của xe. Nếu lốp xe có đường kính 215mm mà bạn thay bằng lốp lớn hơn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận của hệ thống treo. Việc sử dụng loại lốp nhỏ hơn sẽ không đủ chịu tải và làm giảm độ bám đường của xe, khiến hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) hoạt động kém hiệu quả. Thông thường, trong trường hợp này, bạn có thể chọn loại lốp lớn hơn (225) hoặc nhỏ hơn một chút (205), nhưng tốt nhất là dùng đúng kích thước 215mm.

Saab 9-3 Aero Convertible 2.8 TS dùng lốp TL (lốp không săm)

Tỷ lệ giữa độ cao thành lốp với độ rộng của lốp cũng rất quan trọng. Lốp có tỷ lệ này là 50 thì thành lốp thấp hơn loại 65, cho độ chính xác của hệ thống lái cao hơn, nhưng lại giảm độ êm của xe khi vào đường nhiều ổ gà. Trường hợp duy nhất nên thay đổi tỷ lệ này của lốp là vào mùa đông ở xứ lạnh, đồng thời cũng nên thay luôn đường kính vành bánh xe. Sử dụng lốp mùa đông có tỷ lệ thành lốp cao hơn sẽ giúp xe chạy êm hơn vào mùa đông.
Tuy nhiên, thành lốp cao cũng đồng nghĩa với lốp cao hơn, nên có thể không lắp vừa vào chắn bùn. Trong trường hợp này, bạn có thể thay loại vành xe nhỏ hơn một cỡ, ví dụ từ 17-inch xuống 16-inch, để kích thước cả bánh xe về cơ bản vẫn như trước, nhưng xe chạy êm hơn.

Ngoài các thông tin cơ bản trên, thành lốp còn có nhiều ký hiệu khác, như tải trọng tối đa, áp suất lốp tối đa và tốc độ an toàn tối đa. Thông tin về tải trọng và áp suất khá dễ hiểu, còn tốc độ được quy ước bằng mã. Cụ thể, chữ T cho biết tốc độ tối đa cho phép của lốp là 190 km/h; chữ H tương ứng với 210 km/h; chữ V là 240 km/h; và chữ W là 270 km/h. Lốp chữ Z chưa được tiêu chuẩn hoá quốc tế mà tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất, nhưng ít nhất chịu được tốc độ tối đa như lốp V. Thông thường, chỉ cần lốp T là đủ để chạy trên đường cao tốc.

Ngoài các ký hiệu bằng chữ và số, trên một số lốp còn có biểu tượng núi (Mountain), cho biết đó là lốp có thể dùng cho mùa đông. Ở xứ lạnh, có hai loại lốp mùa đông: M&S dùng cho xe thường chạy trên đường nhiều bùn và tuyết (Mud & Snow), còn có biểu tượng bông tuyết bên trong núi thì đó là lốp dùng cho thời tiết có tuyết và băng.

Một số biểu tượng khác trên lốp là TL (viết tắt của tubless - lốp không xăm), SSR (Runflat tire - lốp runflat, cho phép xe chạy ở tốc độ cao thêm một quãng đường dài ngay cả khi lốp đã bị thủng, nhờ kết cấu thành lốp đặc biệt vững chắc)…

Tìm hiểu về tín hiệu ô tô
Rất nhiều lái xe lơ là, chủ quan với các tín hiệu của phương tiện tham gia giao thông. Ra tín hiệu đúng và xử lý tốt các tín hiệu góp phần đảm bảo an toàn cho chính bạn.


Những người đang học lái xe, thậm chí rất nhiều tài xế đã lái xe một thời gian nhưng không chú ý đến một điều nhỏ nhặt, ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng. Giải quyết được điều này sẽ giảm bớt đáng kể số vụ tai nạn giao thông trên đường. Ra một tín hiệu chính xác, và hiểu ý tài xế khác còn trở nên một nét văn hoá ứng xử khi lái xe.

Đặc biệt, đối với tài xế ở Anh điều này còn quan trọng hơn nữa. Nếu một học viên tập lái ở Anh không thể sử dụng và đáp trả tín hiệu đúng và kịp thời, họ có thể trượt thi bằng lái xe. Sau đây là một số lời khuyên khi bạn đưa ra tín hiệu trong khi lái xe:

Xi-nhan: đây là tín hiệu sử dụng khi bạn thay đổi hướng đi của xe, tấp vào lề hay sang đường. Khi muốn chuyển hướng, bạn phải nhấn đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống an toàn. Nếu như xe khác chưa nhận bíêt được tín hiệu của bạn, đừng bất chấp điều đó và chuyển hướng ngay lập tức. Hãy coi đây là phươg tiện đảm bảo an toàn cho chính bạn chứ không phải khâu chống chế. Nhiều người định sang đường nhưng rẽ đến nửa đường rồi mới xi-nhan để tạt qua. Ra tín hiệu như vậy là quá chậm và không thực sự có tác dụng. Trái lại, nhiều người ra tín hiệu quá sớm, trước khi có ý định rẽ sang, khiến người điều khiển xe khác bị làm phiền vì họ nhường đường cho bạn, nhưng bạn mất quá nhiều thời gian mới đổi hướng và làm chậm hành trình của họ. Hơn nữa, khi đã chuyển hướng thành công bạn nên tắt tín hiệu chỉ thị ngay. Nhiều người quên điều này, khiến cho các lái xe khác hiểu nhầm tín hiệu của bạn.

Còi: Bạn dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ không nhận ra điều đó. Bạn không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còn liên tục và quá to.

Ở nhiều nơi, sử dụng còi khi bạn đang dừng xe, hoặc sử dụng ở một số khu vực trong thời gian từ 11.30 đêm đến 7 giờ sáng là bất hợp pháp, trừ khi có phương tiện khác đe doạ nguy hiểm đến bạn.

Tín hiệu Phanh: mỗi khi bạn nhấn phanh,đèn đỏ phía sau xe sẽ được kích hoạt, cho phép lái xe khác nhận biết bạn đang giảm tốc độ. Bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu này để cảnh báo bạn dự định giảm tốc độ do có sự cố mà họ không nhìn thấy. Với tư cách tham gia giao thông, bạn cũng phải nắm được tín hiệu này ở người đi trước để tránh đâm vào đuôi xe họ khi họ giảm tốc độ. Khi đèn báo phanh bị cháy hỏng, bạn nên nhanh chóng thay thế.

Đèn nháy trước: đây là tín hiệu cảnh báo người tham gia giao thông ngược chiều về sự hiện diện của bạn, sử dụng trong những trường hợp mà còi xe không có tác dụng như chạy xe nhanh trên đường cao tốc, vào buổi tối và những đoạn đường không được sử dụng còi. Không nên nháy đèn pha để tỏ ra giận dữ hoặc hiếu chiến với tài xế khác, do có thể gây nhiểu nhầm cho họ. Nếu một lái xe khác nháy đèn với bạn, đừng cho rằng đó là tín hiệu nhường đường. Tín hiệu đó có thể có nghĩa là “dừng lại! tôi đang đến đấy”. Hãy thật chắc chắn về điều mà tài xế khác dự định làm khi bạn lái xe, nếu không thì không chỉ bạn bị trượt thi bằng lái, mà còn có thề gây nguy hiểm khi chạy xe trên đường thực.

Tín hiệu lùi: khi bạn về số đi lùi, đèn trắng sẽ bật sáng sau xe bạn, cảnh báo cho người đi sau biết. Điều này đặc biệt có tác dụng khi bạn lùi xe đỗ vào vị trí thẳng làn với xe khác.

Đèn báo nguy hiểm: đèn này báo cho các tài xế khác về nguy hiểm mà bạn biết. Bạn chỉ nên sử dụng tín hiệu này khi xe hỏng, xe của bạn gây ách tắc giao thông hay để cảnh báo cho người khác rằng có nguy hiểm trước mặt khi đang chạy xe trên đường cao tốc . Bạn không nên tuỳ tiện sử dụng đèn này, do có thể gây hiểu lầm cho tài xế khác.

Giải pháp an toàn phòng xe cháy

Bạn sẽ làm gì khi xe cháy? Mọi việc sẽ đơn giản nếu như bạn luôn dự tính đến tình huống xấu nhất. Một vài lưu ý dưới đây các bạn có thể tham khảo.

Xe cháy có thể xuất phát do hệ thống điện bị chập. Tia lửa điện bắn ra do đoạn mạch bắt vào các vật liệu dễ cháy như thảm, nhựa, nỉ...vv. Nguyên nhân có thể do chủ xe độ âm thanh, đèn còi nhiều mà không tính đến phụ tải cho hệ thống. Trường hợp này tốt thì đứt cầu chì; tệ thì có thể gây chập cháy hệ thống điện dẫn đến cháy xe. Tốt nhất trong trường hợp này khi lắp thêm các thiết bị dùng điện hãy tư vấn giới chuyên môn để tính tải cho cả máy phát và hệ thống. Tuyệt đối không thay cầu chì có chỉ số dòng lớn hơn thông số của nhà sản xuất để "đỡ phải thay cầu chì thường xuyên" khi nâng cấp thiết bị!

Xe cháy do bắt lửa từ hệ thống xả. Nhiệt độ ở cổ xả rất cao có thể gây cháy bất kỳ khi nào nếu có các vật liệu dễ bắt lửa như rơm, rạ, giấy vướng vào gầm gần ống xả. Một điểm cần lưu ý, các xe đi trên đường có phơi rơm, rạ nên tránh xa hết mức có thể các loại rơm, rạ phơi trên đường.

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy từ hệ thống xả, đặc biệt trên các xe cũ, là các vết dầu, mỡ văng ra từ hộp số, mặt máy, đáy các-te...vv, lâu ngày có thể đọng lại dưới gầm xe rất dễ gây cháy nếu cổ xả hở hoặc có vật dễ bắt lửa vướng vào gầm. Giải pháp cho tình huống này là trước khi đi xa thay vì chỉ rửa xe thông thường, hãy vệ sinh máy và xịt gầm cho sạch các vết dầu mỡ đọng.

Với một số loại xe cũ dùng bơm nhiên liệu chạy điện gắn ngoài cũng tiềm ẩn nguy cơ cao gây cháy. Khi bơm theo xe bị hỏng, một số chủ xe thường tiết kiệm chi phí bằng cách "chế" bơm của Tàu. Đây thật sự là một ẩn họa cho xe cũ vì bơm nhiên liệu của Tàu thường có chất lượng rất kém, các khớp nối đường dẫn nhiên liệu có thể gây rò rỉ; nếu có tia lửa điện từ các giắc tiếp xúc của bơm điện hoặc từ hệ thống đánh lửa (có thể rò từ dây cao áp, "tẩu" bu-gi do ẩm ướt) sẽ dễ dàng gây cháy.

Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là khi hỏng bơm nhiên liệu hãy sử dụng đồ chính hãng hoặc có xuất xứ rõ ràng với chất lượng đảm bảo; không cắt và đấu lại dây dẫn và giắc cắm.

Một khả năng có thể xảy ra là xe cháy do sinh nhiệt từ ma sát như bó phanh, vỡ ổ bi...vv. Các chi tiết kim loại bị nung nóng khiến dầu, mỡ bị tan chảy rất dễ bắt lửa sang các bộ phận dùng chất liệu dễ cháy như nhựa, lốp...vv. Để tránh khả năng này, hãy bảo dưỡng xe định kỳ, khi xe có dấu hiệu bất thường, từ hệ thống đèn báo cho đến các chi tiết kỹ thuật hãy xử lý ngay tại các cơ sở có chuyên môn.

Biện pháp cuối cùng mọi người nên làm là hãy trang bị bình cứu hỏa loại dùng cho xe hơi hay bán tại các cửa hàng đồ chơi xe hơi. Đừng mua bình với mục đích trang trí, hãy dùng loại có chất lượng cao dù có thể "nuôi quân 3 năm, dùng chỉ 1 giờ". Không nên mặc cả với sự an toàn của mình!

Kéo dài tuổi thọ ắc qui

Ắc qui gần như khởi nguồn cho mọi khởi động của xe. Vậy làm sao để ắc qui luôn hoạt động tốt và bền?

Các sự cố do ắc qui dễ lộ diện nhất trong mùa đông ,bởi ắc qui của ô tô phải cung cấp tối đa năng lượng để khởi động trong khi thời tiết giá lạnh cản trở khả năng cung cấp năng lượng của nó.(Ở -400 C khả năng cung cấp của ắc qui chỉ là 40% trong khi cần gấp 3 đến 4 lần năng luợng để khởi động).Việc chắc chắn rằng ắc qui đã được sạc đầy và có thể cung cấp toàn bộ năng lượng giúp bạn tránh được những tình huống không mấy dễ chịu.

Ắc qui hiện nay dùng chuỗi các bản cực riêng biệt hoặc cực dạng vỉ lưới có bọc chì. Các bản cực âm và dương được làm bằng vật liệu khác nhau khi nhúng trong dung dịch điện phân sẽ sản sinh ra electron, tạo thành dòng điện tích. Khi bạn mở khóa, dòng điện chạy qua đường cáp đến bộ phận khởi động cũng như toàn bộ hệ thống điện.

Khi ắc qui còn mới và được sạc đầy, vật liệu làm bản cực có thể sản sinh ra nhiều các electron. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bản cực này có thể bị ăn mòn, chai và không còn khả năng nạp hoặc cung cấp điện. Hầu hết ắc qui ô tô đều “lão hoá” sau khoảng 5 năm, hoặc lâu hơn là 7 năm, gây khó khăn khi khởi động.

Khi sử dụng ô tô bạn phải chú ý một số điều khiến tuổi thọ của ắc qui bị giảm:
- Ắc qui không được giữ chặt sẽ bị rung và lắc gây phá hỏng hoặc gãy vật liệu trên bản cực.Vật liệu gãy rơi xuống đáy vỏ không chỉ làm giảm bề mặt tiếp xúc sản sinh ra điện mà còn có thể rơi vào giữa hai bản cực gây đoản mạch ắc qui. Một ắc qui tốt sẽ có những tấm chắn quanh bản cực giúp tránh điều này.

- Để đèn của ô tô sáng cho đến khi ắc qui bị cạn có thể phá hủy nó. Khi ắc qui cạn bản cực có thể bị chai và mất khả năng sạc. Các kỹ thuật viên cho biết chỉ cần để ắc qui bị cạn hoàn toàn trong 4 lần sẽ giảm đáng kể khả năng và có thể bạn phải mua một cái mới.

- Hệ thống sạc không hoạt động chuẩn cũng có thể làm hư ắc qui. Cường độ nạp thấp sẽ không thể nạp đầy ắc qui và làm chai bản cực. Cường độ cao có thể làm ắc qui quá nóng, tăng tốc độ phản ứng hóa học và làm ắc qui bị mòn mau hơn. Ngày nay, hệ thống sạc điều khiển điện tử có thể duy trì tốt cường độ cần thiết. Nhưng nhược điểm của nó là quá phụ thuộc vào cảm biến điện thế. Khi dây nối ắc qui lỏng hoặc bám bẩn sẽ làm hệ thống tưởng lầm là điện thế yếu và tăng cường độ. Bụi bẩn có thể ngăn khả năng sạc và cung cấp năng lượng của ắc qui.

Một điều may mắn là chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra hệ thống sạc và ắc qui. Hầu hết các xưởng sửa chữa ô tô đều có dụng cụ kiểm tra. Người ta đặt tải lên ắc qui trong khi điều chỉnh điện thế. Nếu hiệu điện thế xuống quá thấp có nghĩa là bản cực đã bị mòn.

Ắc quy này có thể hoạt động tốt trong mùa hè nhưng sẽ khó khởi động động cơ trong mùa đông. Một dây cáp sạch có thể giúp ta đôi chút nhưng nếu bản cực đã bị chai thì đó có lẽ là lúc bạn nên tậu cho mình một ắc qui mới.

Lốp và độ êm ái của xe
Hệ thống treo hầu như không tác động nhiều tới độ êm ái khi xe chuyển động mà chính thiết kế lốp với độ dầy thành lốp và độ căng của lốp mới tác động mạnh nhất tới cảm giác này.


Đã có nhiều bài báo đề cập tới lốp và các vấn đề về lốp. Thị trường cũng có vô vàn loại lốp khác nhau, song tất cả lốp xe hơi đều có chung đặc điểm là chuyển động trên một lớp đệm không khí. Phân tích thiết kế của một chiếc lốp ta thấy mặc dù số lượng tanh cũng như số lớp vải bố nằm bên trong talông có một số ảnh hưởng nhất định, song độ dầy thành lốp mới là yếu tố quyết định tác động tới sự êm ái của xe hơi.


Lốp xuyên tâm (radical) truyền thống thường có thành lốp rất mềm. Hai nhân tố tác động đến độ cứng của thành lốp là số lớp vải bố và độ cao của thành lốp. Các ký hiệu ghi trên thành lốp có thể cho chúng ta biết lốp có bao nhiêu lớp bố. Tuy nhiên lốp ký hiệu 4 lớp bố không có nghĩa là kết cấu của nó thực sự gồm 4 lớp bố. Con số này chỉ cho thấy thành lốp có độ bền tương đương với cấu trúc 4 lớp bố. Hầu hết các xe con ngày nay sử dụng lốp có từ 2-4 lớp bố, trong khi các dòng xe SUV hoặc bán tải cỡ lớn sử dụng lốp có từ 6 lớp bố trở lên. Càng nhiều lớp bố, thành lốp càng cứng và hệ quả là độ êm ái giảm đi. Tuy nhiên ưu điểm của lốp nhiều lớp bố là có thể chịu được tải trọng lớn.

Tỷ lệ giữa thành và chiều ngang của lốp là nhân tố thứ hai tác động tới độ êm ái. Lốp thành cao, thường có tỷ lệ 70% (thể hiện qua con số 70 trong ký hiệu P215/70R-15) có thể hóa giải đáng kể những rung lắc khi xe đi vào đường xấu. Lốp thành thấp (tỷ lệ chỉ 45% như lốp xe thể thao) ít có khả năng hóa giải các cú xóc hơn tuy nhiên nó lại làm tăng cảm nhận của vôlăng vì ta-lông lốp tác động nhanh hơn tới thành lốp. Các hệ thống treo hiện đại ngày nay giúp cải thiện đáng kể độ êm ái khi xe chuyển động song lốp xe đua vẫn cho cảm nhận xóc hơn trong cabin.

Áp suất phù hợp là một nhân tố quan trọng khác giúp tăng tuổi thọ của lốp, tạo cảm giác vận hành êm ái và đảm bảo an toàn. Lốp non hơi thường khiến thành lốp phải uốn cong liên tục. Tuy có cảm giác như xe đang chạy êm, song những chuyển động liên tục này làm cho lốp nóng lên và nhiệt độ tăng cao có thể khiến cho lốp hỏng. Nên tìm trong sách hướng dẫn sử dụng hoặc nhãn gắn ở lốp xem mức áp suất nào là phù hợp.

Lốp bơm căng quá chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định. Nếu bạn có thói quen lái xe nhanh, hoặc chở nặng, nên tăng thêm áp suất cho lốp. Những cú ngoặt gấp hoặc khi đua xe đều cần đến lốp căng hơn để giữ cho thành lốp cứng chắc và ngăn không cho bánh xe văng ra khỏi vành. Tuy nhiên nhưng đừng bao giờ để áp suất lốp vượt quá mức áp suất tối đa cho phép ghi trên thành lốp.

Hầu hết xe con hiện nay có áp suất lốp tối đa nằm trong khoảng từ 32 – 35 psi (pao trên một inch vuông, tương đương 2,2kg/cm2 – 2,4kg/cm2), tuy nhiên các dòng xe bán tải cỡ lớn có áp suất lốp tối đa lên tới 45, 60, hoặc thậm chí là 75 psi (3,1; 4,2 và 5,2kg/cm2). Để xe chạy ổn định và an toàn, lời khuyên của chuyển gia là nên kiển tra áp suất lốp hàng tháng.

Nhận biết các ký hiệu trên lốp
Tất cả các thông tin đều được in trên thành lốp. Ví dụ với loại lốp có ký hiệu P205/55R16, chữ P cho biết đây là lốp dành cho xe con, còn LT có nghĩa là lốp dành cho xe bán tải hạng nhẹ (Light Truck) có thể chịu được tải trọng lớn song không êm ái. Số tiếp theo 205 chỉ khổ rộng của lốp xe; số 55 sau gạch nghiêng cho biết chiều cao thành lốp bằng 55% khổ rộng lốp. Chữ R thể hiện đây là loại lốp xuyên tâm (Radial) và chữ cái cuối cùng dùng để chỉ đường kính lốp tính theo đơn vị inch.

Ngoài thông số về kích thước, bạn còn có thể nhìn thấy một nhóm chữ số và chữ cái như 89 H. Các chữ số cho biết khả năng tải trọng của lốp còn chữ cái thể hiện vận tốc an toàn tối đa của loại lốp này khi hoạt động. Ví dụ chữ H nghĩa là lốp có thể hoạt động an toàn tới mức vận tốc tới 210 km/h; chữ T tới 190 km/h; và chữ S tới 180 km/h./.

Cách sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu nhất
Trên cùng 1 một chiếc xe xe, với cách sử dụng khác nhau, mức tiêu thụ nhiên liệu có thể chênh lệch tới 20%. Chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu nhất.


Theo thống kê mới đây của website chuyên ngành HowStuffWork, nếu sử dụng xe đúng cách, lái xe có thể tiết kiệm tới 20% nhiên liệu trên cùng một mẫu xe. Thí dụ như mẫu xe Toyota Innova, mức tiêu thụ nhiên liệu có thể lên tới 11 lít/100km, nhưng nếu sử dụng đúng cách, mức tiêu thụ có thể giảm xuống 9 lít/100km.

Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng cùng những lời khuyên giúp xe bạn tiết kiệm nhiên liệu:

1. Thay đổi cách lái xe:

- Chạy xe với tốc độ phù hợp: Với mỗi động cơ khác nhau, tốc độ để xe tiết kiệm nhiên liệu nhất cũng khác nhau, điều này quy định bởi đồ thị tương quan giữa khả năng tiêu thụ nhiên liệu với tốc độ vòng quay động cơ. Thông thường xe chạy tiết kiệm nhiên liệu nhất trong khoảng tốc độ 80-100km/h.

- Không thay đổi đột ngột góc mở của bướm ga: tăng ga hay đạp phanh quá nhanh đều dẫn đến tình trạng góc mở bướm ga thay đổi đột ngột. Cách lái xe này thường phổ biến với những lái xe ở độ tuổi 20-25, thích cảm giác mạnh.

- Tắt máy: Nếu phải chờ một ai đó trên 5 phút, tốt nhất bạn nên tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu. Bởi lúc đó động cơ vẫn phải làm việc ở chế độ không tải, tổng nhiên liệu tiêu thụ trong thời gian đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với nhiên liệu cho một lần khởi động xe.

- Đóng cửa kính khi chạy xe trên xa lộ: Một số người thường thích mở cửa kính để thưởng thức cảm giác thoáng đãng từ khí thiên nhiên, nhưng chính thói quen đó có thể làm cho chiếc xe tiêu tốn thêm 10% nhiên liệu. Bởi khi mở cửa kính bạn đã góp phần tăng thêm sức cản của xe, do vậy động cơ sẽ phải làm việc nặng hơn, dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu hơn.

2. Kiểm tra xe thường xuyên:

- Kiểm tra áp suất lốp: Khi lốp bị non, diện tích bề mặt lốp tiếp xúc lên mặt đường sẽ tăng lên, xe sẽ phải chịu tải lớn hơn và tiêu tốn nhiên liệu hơn. Nếu thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để bơm kịp thời, bạn sẽ tiết kiệm khoảng 3,3% nhiên liệu.

- Kiểm tra dầu bôi trơn và lọc dầu: Với mỗi một loại xe và khả năng sử dụng khác nhau, quãng đường đi được/1 lần thay dầu khác nhau. Nếu kiểm tra thường xuyên dầu và lọc dầu, bạn có thể tiết kiệm 10% chi phí nhiên liệu cho xe.

- Thực hiện theo những khuyến cáo của nhà sản xuất: Với mỗi mẫu xe, nhà sản xuất thường đưa ra những lời khuyên khi sử dụng xe, bạn hãy bỏ chút thời gian nghiên cứu tài liệu đó hoặc gọi điện hỏi trực tiếp tâm kỹ thuật của nhà sản xuất.

Sử dụng đúng loại nhiên liệu: Với nhiên liệu xăng thì chỉ số quan trọng là số Octan (VD: A90, A92, A95, A98…). Còn với nhiên liệu diesel thì chỉ số quan trọng là lượng Lưu Huỳnh trong nhiên liệu (VD: 0,05% S). Thông thường nhà sản xuất sẽ đưa ra loại nhiên liệu phù hợp nhất cho động cơ, nếu sử dụng không đúng, ngoài việc tốn nhiên liệu hơn, tuổi thọ động cơ còn bị giảm đi đáng kể.

- Giảm trọng lượng xe tối đa: Bạn nên thường xuyên kiểm tra đồ đạc, vật dụng trên xe và cất những thứ không cần thiết ở nhà nhằm giảm trọng lượng tối đa cho xe. Đây là một cách khá hữu hiệu để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

- Làm sạch và bôi trơn: Với mỗi xe, nhà sản xuất sẽ cung cấp riêng một loại dầu bôi trơn đặc biệt. Bạn nên kiểm tra và bôi trơn thường xuyên những vị trí mà nhà sản xuất khuyến cáo.

3. Điều chỉnh trạng thái tâm lý: 

- Không nên lái xe quá nhiều lần trong một ngày
- Nếu chạy đường dài, bạn nên nghỉ ngơi theo chặng hoặc đổi lái khi có dấu hiệu mệt mỏi
- Trong những chuyến đi xa, bạn nên có một số hoạt động thư giãn: đi bộ, đi xe đạp,…

Cách giảm độ ồn cho xe

Tổng hợp mẹo cần thiết cho xe hơi Xe cách âm tốt nhưng vẫn có tiếng gió khó chịu

Những chiếc xe thế hệ mới thường có độ cách âm bên ngoài khá tốt. Bởi vậy, những tiếng ồn xuất phát từ trong xe lại rõ ràng hơn và đôi khi gây khó chịu. Nếu muốn giải quyết vấn đề này, trước hết bạn cần biết rõ tiếng ồn của xe xuất phát từ đâu.

Đôi khi tiếng ồn là âm thanh tự nhiên của cơ khí, như cửa bị long, hay 2 tấm kim loại cọ vào nhau. Tiếng ồn có thể là tiếng lốp chạy trên đường hoặc tiếng gió va vào xe. Không phải tất cả mọi người đều thấy khó chịu với tiếng ồn. Một số người thích tiếng bô "khàn khàn" khi chiếc xe phóng hết tốc lực hay tiếng động cơ cam đôi tăng gia tốc. Một số lại thích được cách âm hoàn toàn.

Có 3 cách để giảm tiếng ồn: giảm triệt để ngay từ “nguồn phát”, ngăn không cho tiếng ồn chui vào ca-bin hoặc thay đổi cấp độ tần suất tiếng ồn.

Chặn tiếng ồn tận gốc là cách triệt để nhất nhưng không thể ứng dụng trong mọi trường hợp. Một số loại lốp luôn gây ra tiếng ồn, và càng tệ hơn trên những đoạn đường gập ghềnh. Các loại hoa lốp khác nhau sẽ độ ồn khác nhau. Để tìm loại lốp phù hợp, bạn có thể hỏi các nhà cung cấp.

Cũng có vài cách để giải quyết tiếng ồn từ hệ truyền động. Các loại cao su chân máy có dầu bên trong có thể giảm độ rung của động cơ. Bọc cao su giữa phần tiếp xúc của hệ thống treo và thân xe cũng có thể giảm được tiếng ồn. Các vách ngăn có lớp nhựa kẹp giữa hai lớpkim loại cũng ngăn tiếng ồn từ động cơ vào trong khoang lái. Những cột chịu lực có bọt biển bên trong không những giảm độ rung mà còn gia tăng độ bền vững cấu trúc.

Phần thân xe có thể được cách âm với các chất liệu cách âm bằng nhựa dẻo ở mặt trong thân xe. Hãng Ford đã từng sử dụng phương pháp đo tần số âm thanh để tìm ra phần thân xe có độ rung & tiếng ồn lớn nhất. Sau đó, đặt vật liệu chống ồn sẽ được đặt ở khu vực này. Thêm vật liệu chống ồn là một giải pháp tốt, nhưng sẽ làm tăng thêm trọng lượng của xe, gây tốn xăng hơn. Vì vậy, nhà sản xuất chỉ dùng vật liệu cách âm ở một vài điểm chủ chốt thay vì đặt cả xe.

Giải pháp thứ ba là thay đổi tần số tiếng ồn. Thông thường, con người không thể nghe ở một tần số quá cao hoặc quá thấp. Thay đổi âm độ hoặc chất liệu chi tiết cũng có thể làm thay đổi tần số của âm thanh.
Khi tiếng ồn cơ khí giảm thì tiếng gió đập vào kính và gương tăng lên. Thay đổi góc độ, vị trí hoặc làm các gờ mép mềm hơn có thể giảm tiếng gió nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn.

Tiếng gió rít xuất hiện do không khí từ trong ca-bin lách qua khe cửa do cửa trời không khít, cửa và thân xe bị vênh. Kẽ hở ở cửa xe, hốc gá hệ thống treo hay kết cấu của cửa sổ cũng là những nguyên nhân gây ra tiếng gió rít. Để giảm bớt loại tiếng ồn này, nhà sản xuất thường thiết kế mặt phẳng của thân xe có các chi tiết phía trước luôn bằng hoặc cao hơn chi tiết sau nhằm giảm thiểu khả năng gió lùa vào các hốc kỹ thuật.

Xử lý kẹt chân ga trên xe Camry, Lexus
Hãy tự cứu mình!

Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại San Diego, Mỹ làm cả một gia đình mất mạng do chiếc Lexus ES 350 2009 bị kẹt chân ga khiến Toyota phải tiến hành thu hồi và thay thế chân ga cho 3,8 triệu xe - vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử Toyota.

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, Toyota vẫn chưa có thông báo liệu các xe Camry lắp ráp tại Việt Nam có nằm trong diện phải thu hồi hay không. Việc nhà sản xuất có thể bàng quan với sự an toàn của khách hàng tại Việt Nam sẽ có nhiều lý do để biện hộ, tuy nhiên, trước hết chúng ta phải tự cứu mình!

Sau vụ Lexus ES 350 bị kẹt chân ga khiến cả gia đình gồm 4 người Mỹ thiệt mạng, một số trang uy tín của Mỹ như Edmunds, Consumer Report (CR) đã tiến hành các thực nghiệm để tìm ra giải pháp cho tình huống này.

Trong số các xe CR sử dụng làm thực nghiệm có các mẫu xe: Mercedes-Benz E350, Volkswagen Jetta Wagon, Toyota Venza và Chevrolet HHR. Kết quả chỉ ra rằng công nghệ "chân ga thông minh" của Mercedes-Benz và Volkswagen sẽ loại bỏ khả năng người lái mất kiểm soát xe; cơ cấu chân ga cơ khí của Toyota và Chervolet sẽ khiến người lái không thể dừng được xe nếu thảm sàn xe kẹt dưới chân ga.

Ở hai mẫu của Mercedes và Volkswagen, khi người lái vừa đạp phanh vừa ga (mô phỏng tình trạng kẹt ga), hộp số xe đủ thông minh để không về số khiến người lái dừng xe dễ dàng. Với hai mẫu của Toyota và Chevrolet, nếu kẹt ga ở tốc độ 32km/h, mặc dù hộp số sẽ nhảy về số thấp liên tục để "cưỡng" lại chân ga, nhưng người lái vẫn có thể dừng xe; nhưng ở tốc độ 96km/h, cả hai xe đã không thể dừng vì hệ thống phanh bị quá nhiệt.

Trên lý thuyết, hệ thống phanh xe sẽ mạnh hơn sức kéo của động cơ nếu xe đứng im. Tuy nhiên, thực nghiệm của CR đã chứng minh sức mạnh của động cơ kết hợp với quán tính của xe ở tốc độ cao sẽ vô hiệu hóa hệ thống phanh (má, đĩa phanh nóng quá sẽ cháy và bị trơ). Giải pháp của CR trong tình huống khi xe có dấu hiệu kẹt ga, đẩy ngay cần số về "mo" - vị trí N, Neutral - và xiết cứng chân phanh. Về giải pháp Toyota đề xuất, tắt máy bằng cách giữ nút Start/Stop quá 3 giây, thực nghiệm của CR cho thấy sẽ rất khó khăn để điều khiển xe do hệ thống lái và phanh đều mất trợ lực. Và đặc biệt lưu ý đừng rút chìa (nếu có) ra khỏi ổ khóa vì nhiều khả năng vô lăng sẽ bị bó cứng, người lái không còn kiểm soát được hướng xe đi.

Các chuyên gia của Edmunds đưa ra một số giải pháp sau:
- Ngay khi buông chân ga mà không thấy xe giảm tốc độ, cố gắng giật ngược tấm thảm trải sản bên lái ra phía sau. Nếu xe giảm tốc độ, hoặc vòng tua động cơ hạ thấp, hãy dừng xe khẩn cấp và kiểm tra lại kỹ xem có khả năng chân ga tiếp tục bị kẹt hay không.

- Dùng mũi giầy móc dưới chân ga và kéo ngược lên.

- Nếu hai cách trên không có tác dụng, đẩy số về "mo" và xiết chặt chân phanh. Đừng hoảng loạn vì tiếng động cơ lúc này sẽ gào lên. Động cơ rít lên không có nghĩa xe chạy nhanh, đơn giản là hộp số đã cắt lực truyền vào hệ dẫn động khiến động cơ phải chạy không tải. Giải pháp này có thể khiến hỏng động cơ, nhưng hãy nghĩ tới sự an toàn của chính mình!

Nên tìm hiểu xem xe mình khi đang vận hành có thể tắt khẩn cấp bằng cách giữ 3 giây hay nhấn 3 lần liên tục


- Nếu không về được "mo", tắt máy bằng cách giữ nút Start/Stop trên 3 giây. Nên nhớ, tay lái và chân phanh sẽ rất nặng do mất trợ lực.

- Nếu tất cả các cách trên không có tác dụng, hãy đạp bàn phanh bằng cả 2 chân. Đừng nhồi phanh (đạp và nhả liên lục), giữ chặt chân phanh.

- Nếu xe chỉ có ổ khóa khởi động, vặn chìa tắt máy về vị trí ACC - đừng vặn quá vị trí ACC, vô lăng sẽ khóa cứng. Đừng rút chìa ra khỏi ổ khóa vì vô lăng cũng sẽ khóa cứng.

- Một số nhà sản xuất có hướng dẫn tắt máy khẩn cấp bằng cách nhấn nút Start/Stop 3 lần thay vì giữ nút trong 3 giây, hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng trước khi lái xe.

Một số lưu ý khác trước khi lái xe

Luôn đảm bảo thảm trài sàn phải có các mấu/chốt cố định xuống sàn xe


- Kiểm tra thảm xe có móc giữ hay không. Nếu thảm xe không có móc/núm giữ, hãy vứt bỏ.

- Kiểm tra thảm xe sau khi rửa xe để đảm bảo thảm sàn được cố định vào sàn xe.

- Đừng dùng trải sàn không có móc/núm cố định bán ngoài thị trường.

- Nếu phải thay thế, dùng trải sàn có móc/núm cố định đúng với kích thước cũ của xe.


Nguồn: oto-hui.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét